Học tập đạo đức HCM

Cơ hội mới cho người nghèo vùng lũ

Chủ nhật - 12/05/2013 21:47
Qua một thời gian thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay Hà Tĩnh đã hoàn thành 100/100 nhà chòi thí điểm, không những đảm bảo chất lượng kiên cố mà còn tạo được nét kiến trúc hài hòa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và từng hộ gia đình. Hà Tĩnh được Bộ Xây dựng đánh giá là một trong những tỉnh triển khai thực hiện chương trình xây nhà chòi tránh lũ nhanh nhất, bài bản nhất, huy động được tới hơn 60% nguồn lực từ dân với những mô hình và cách làm hay.

Hà Tĩnh nằm ở khu vực duyên hải Bắc Miền Trung với điều kiện địa lý, địa hình phức tạp; khí hậu, thời tiết sức khắc nghiệt, thường xuyên đối mặt với những diễn biến của thiên tai. Đặc biệt, những năm gần đây lũ lụt thường xuất hiện nhiều ở các huyện miền núi, trong đó có những cơn lũ lịch sử mà đỉnh điểm là cơn lũ 2010 được ví như “ cơn đại hồng thủy” kinh hoàng chưa từng có trong khoảng 100 năm lại nay đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề, làm ngập lụt 198/262 xã phường, thị trấn; trong đó 105 xã bị chia cắt hoàn toàn, 9 ngàn hộ bị ngập; 450 ngàn người bị ảnh hưởng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
 
Năm 2012 Hà Tĩnh được chọn là một trong 7 tình triển khai thí điểm chòi phòng tránh lũ lụt theo Quyết định 716-TTg triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng. Từ giữa năm 2012 Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng 100 nhà chòi cho hộ nghèo tại 3 xã: Sơn Thịnh (Hương Sơn): 50 hộ; Phương Mỹ (Hương Khê): 23 hộ, Hòa Hải (Hương Khê): 27 hộ. Sở Xây dựng được UBND tỉnh giao cho chủ trì phối hợp với Ban chỉ huy PCBL tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu triển khai, giám sát và có văn bản đôn đốc chỉ đạo, thiết kế nhiều mẫu cho dân chọn, trong đó có 3 mẫu cơ bản. Mỗi hộ thuộc diện đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng, được vay vốn ưu đãi với mức 10 triệu đồng, ngoài ra huy động các nguồn vốn khác từ cộng đồng, đóng góp của các hộ gia đình với mức tối thiểu 10 triệu đồng. Một số hộ dân chưa có vốn, xã đứng ra bảo lãnh để kịp thời hoàn thành trước lũ. Theo chương trình, xây dựng nhà chòi với quan niệm nhà tránh lũ nhưng ngay từ đầu đã xác định đây là nhà ở của người dân. Trên cơ sở các thiết kế mẫu, nhiều hộ gia đình đã có một số cải tiến, bổ sung về quy mô, diện tích xây dựng, kiểu dáng kiến trúc, mức độ hoàn thiện... cho phù hợp với điều kiện của gia đình. Nhiều hộ đã cải tiến từ nhà cũ để tận dụng được hết không gian, diện tích phù hợp với điều kiện sinh hoạt thường ngày. Đây cũng là điều đáng ghi nhận là khi xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt.
Đa số chòi phòng tránh lũ, lụt được xây dựng mới, tiếp giáp với nhà đã có. Một số chòi được xây dựng độc lập nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển khi có lũ hoặc xây dựng theo phương pháp cải tạo, nâng tầng nhà ở cũ. Nhiều hộ gia đình còn thiết kế cầu thang dành cho các loại gia súc có thể tự đi lên tránh lũ, lụt để phục vụ chăn nuôi.Ngoài ra, một số hộ có điều kiện đã xây dựng nhà 2 tầng kiên cố để ở kết hợp tránh lũ như hộ các ông Nguyễn Đình Phượng; Bùi Đình Hướng... ở xã Phương Mỹ (Hương Khê).
 
Mô hình nhà chống lũ tại hộ Nguyễn Thị Hương xã Sơn Thịnh huyện Hương Sơn
 
Ông Phạm Văn Tình, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “ Đây là chính sách hợp lòng dân, được người dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương đánh giá cao. Trong thời gian tới Sở sẽ cùng các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem để triển khai trên diện rộng; đặc biệt đề xuất nâng mức hỗ trợ, mức vay ưu đãi cho các hộ dân để nâng cao hiệu quả và đảm bảo theo đúng yêu cầu, mục tiêu đề ra”.
 
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết Chương trình thí điểm hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng chống lũ lụt khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung do Bộ Xây dựng tổ chức, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với đề nghị của Bộ Xây dựng và các địa phương về việc cho phép tiếp tục triển khai trên diện rộng chính sách hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt tại 14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, ước tính khoảng 60.000 hộ.
 
Phải nói rằng, mô hình xây nhà tránh lũ là một biện pháp hết sức hữu hiệu. Trước hết giải quyết được khó khăn công tác ứng phó cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trong các tình huống xảy ra lũ lụt. Bên cạnh đó còn đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho một số hộ gia đình, góp phần tăng tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện đảm bảo cho bà con an cư lập nghiệp xây dựng cuộc sống ấm no góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.
 
Minh Tâm
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay36,200
  • Tháng hiện tại214,767
  • Tổng lượt truy cập90,278,160
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây