Học tập đạo đức HCM

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Thứ tư - 02/09/2020 04:58
Từ nguồn hỗ trợ, giống dê Boer đã mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm cải thiện giống dê “còi” địa phương, nâng cao năng suất, chất lượng.
Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Tháng 9/2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (Hà Nội) xây dựng mô hình nuôi dê Boer ở thôn Tượng Sơn, xã Sơn Hàm (Hương Sơn). Đây là dự án cải tạo đàn dê bằng biện pháp luân chuyển đực giống chất lượng tốt và áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

4 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 44 con dê giống Boer (4 đực, 40 cái). Sau khi được tập huấn, hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, các hộ chăn nuôi đã cho đàn dê sinh sản, phát triển tốt, mang lại hiệu quả về kinh tế.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Ông Trần Văn Biên ở thôn Tượng Sơn, xã Sơn Hàm được hỗ trợ 11 con dê giống Boer nay đã cho sinh sản thêm 10 con dê con F1. Ông Biên chia sẻ: Giống dê Boer lớn hơn hẳn so với giống dê “cỏ” của địa phương. Mỗi con sinh ra có trọng lượng trung bình hơn 3 kg, to hơn gấp đôi dê thường. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, dê đạt trọng lượng 25 – 30 kg, có thể xuất chuồng làm giống.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

“Bước đầu cho thấy, giống dê Boer phù hợp với khí hậu thời tiết, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh. Các hộ dân nuôi dê ở đây thích thú khi đến tham quan, nhiều người đặt mua dê con để cải tạo giống dê của địa phương. Hiện, tôi đã cho xuất chuồng 5 con dê con có trọng lượng từ 25 – 30 kg, bán với giá 130.000 đồng/kg, mỗi con thu về từ 3 – 4 triệu đồng” – ông Biên phấn khởi nói.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Ở vùng đồi núi nguồn thức ăn dồi dào, dê chủ yếu ăn cỏ voi và các lá cây trong vườn nên chi phí chăm sóc dường như không tốn kém. “Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lượng thức ăn đảm bảo, đàn dê Boer của tôi sinh sản được 6 con khỏe mạnh nhưng tôi không bán mà để lại làm giống, tiếp tục phát triển đàn”, ông Trần Văn Tài – một chủ hộ tham gia dự án cho hay.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Giống dê này được các hộ nuôi đánh giá dễ tính, ít bệnh nhưng chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, tránh ẩm ướt; hằng ngày, quét dọn vệ sinh thường xuyên, không để phân đọng trên nền chuồng, tạo môi trường trong lành trong chăn nuôi mới đảm bảo sức khỏe cho đàn dê phát triển. Mặt khác, phân dê rất tốt khi dùng để chăm bón cho các loại cây ăn quả trong vườn.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Ông Phạm Trường Sơn – Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho rằng: Qua theo dõi cho thấy, các mô hình nuôi dê Boer xã Sơn Hàm phát triển thuận lợi, dê thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết ở đây. Nhìn chung, giống dê Boer có ưu điểm phàm ăn, sinh sản nhanh, bình quân mỗi năm đẻ từ 1 - 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con, trọng lượng dê sơ sinh nặng từ 3 - 3,5 kg/con, trọng lượng dê trưởng thành khoảng 100 - 150 kg/con.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Hiện đàn dê của mô hình ở xã Sơn Hàm đã sinh sản được 26 con, một số hộ đã bán con giống để cải thiện đàn dê có vóc dáng nhỏ bé của địa phương. Mô hình trên là hướng đi mới, cơ hội cho người chăn nuôi mở mang, phát triển đàn dê để nâng sản lượng thịt thương phẩm, tăng cao thu nhập.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Từ hiệu quả bước đầu, mới đây, Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây tiếp tục xây dựng thêm mô hình ở xã Quang Diệm.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Các hộ tham gia dự án đã đầu tư hàng chục triệu đồng xây dựng chuồng trại đạt theo yêu cầu; đồng thời, san lấp mặt bằng trồng cỏ voi để chăm sóc đàn dê, đảm bảo sinh trưởng, sinh sản tốt.

Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh

Theo ông Phan Xuân Đức - Phó phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn: Hiệu quả của mô hình đem lại nhiều triển vọng và có thể nhân rộng, giúp người chăn nuôi trên địa bàn huyện Hương Sơn phát triển nâng cao tầm vóc đàn dê thương phẩm, cải thiện chất lượng con giống và nâng chất lượng thịt cho đàn dê địa phương, tăng thu nhập cho các hộ nông dân… Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân từng bước nhân rộng mô hình, cải tạo đàn dê để phát triển chăn nuôi...

Dê Boer có nguồn gốc ở Nam Phi với đặc điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông thường và thịt chứa nhiều chất béo. Boer là con vật thuần tính, dẻo dai, có khả năng phát triển trong những điều kiện khí hậu khác nhau, tính kháng bệnh tốt và ăn tạp, thích chăn thả. Nuôi chăn thả trên đồng cỏ nghèo, khô hạn vẫn phát triển tốt.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại779,656
  • Tổng lượt truy cập91,953,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây