Học tập đạo đức HCM

Hương Sơn phát huy lợi thế tiềm năng của huyện miền núi phát triển kinh tế vườn đồi, xây dựng sản phẩm OCOP

Thứ tư - 22/09/2021 06:49
Thực hiện chủ trương về xây dựng vườn mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và trực tiếp “cầm tay chỉ việc” của Hội Nông dân, thời gian qua các địa phương của huyện Hương Sơn đã tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao, hướng sản phẩm đến đạt chuẩn OCOP. Đây chính là giải pháp để nâng tầm chất lượng nông thôn mới gắn phát triển kinh tế vườn với phát triển du lịch nông thôn…
 
Mô hình vườn mẫu đẹp của gia đình ông Lê Văn Việt - Chi hội An Sú, Sơn Kim 1

Mô hình vườn mẫu đẹp của gia đình ông Lê Văn Việt - Chi hội An Sú, Sơn Kim 1

Lấy kinh tế vườn đồi làm trụ cột
Do điều kiện địa hình đặc thù đồi núi, ở những vùng có diện tích làm đồng lớn, dễ bị ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng, nên việc phát triển kinh tế từ ruộng đồng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đồng ruộng ở địa hình miền núi manh mún, khó thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, nên để quy hoạch vùng tập trung là điều khó thực hiện.
Ở Hương Sơn có một thế mạnh là các khu vườn của hộ dân sinh sống đều có diện tích tương đối lớn, nên việc đầu tư và phát triển các loại cây, con tại gia có nhiều thuận lợi hơn. Việc chuyển từ đồng vào vườn, đặc biệt là phát triển kinh tế chăn nuôi trong vườn sẽ có những bất cập về vệ sinh môi trường trong khu dân cư, nhưng một trong những vấn đề mà Hương Sơn đã làm được là hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi rất tốt. Chăn nuôi theo hệ thống chuồng trại bài bản, đảm bảo các tiêu chí, nên không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân sinh sống gần đó.
 Trang trại chăn nuôi lợn rừng hơn 200 con của hộ gia đình ông Giang xã Sơn Trường. Việc chăn nuôi trang trại trong vườn không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh nhờ được đầu tư bài bản về hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi
 
Để phát huy hiệu quả kinh tế vườn, đối với vườn chuẩn nông thôn mới sẽ dựa trên nền tảng đã có sẵn, tiến hành cải tạo lại, được thiết kế có bản vẽ, quy hoạch theo quy trình một cách khoa học, trên cơ sở hướng dẫn và tư vấn của các cấp chính quyền, các chuyên gia. Quá trình phát triển kinh tế vườn do con người làm chủ để hướng đến những sản phẩm theo ý muốn. Đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, phù hợp tình hình thực tế từ điều kiện thổ nhưỡng tại vườn, đến khả năng tài chính để có hướng triển khai đúng và hợp lý.
Một trong những vai trò quan trọng của Hội Nông dân các cấp là tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân căn cứ vào điều kiện đất đai để lựa chọn các loại cây trồng phù hợp, xác định rõ loại cây trồng chủ lực, cây phụ trợ, cụ thể theo các hướng như: Đối với vùng gò đồi, nên trồng các loại cây như: cam chanh, cam bù, cam đường, các loại bưởi, quýt, tắt, mít Thái, mít dai bản địa, ổi, táo, na, hồng và trồng chè công nghiệp. Đối với vùng đồng bằng, vùng thấp trũng, vùng thường bị ngập nước, nên trồng các loại cây như: chuối, táo Đài loan, ổi Đài Loan, mít Thái, mít dai bản địa, rau sạch, các loài hoa, bưởi ghép,… Còn đối với diện tích vườn hộ đã qua một chu kỳ trồng cây ăn quả có múi, vận động hộ lựa chọn các loại cây trồng như: mít Thái, mít dai bản địa, ổi và táo Đài Loan, hồng, na, bưởi ghép, … Hiện nay, Hội Nông dân huyện Hương Sơn đã tiến hành hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng được gần 700 vườn và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn, cụ thể như: xã An Hòa Thịnh 73 vườn, Kim Hoa có 66 vườn, Tân Mỹ Hà 46 vườn, Sơn Bình 25 vườn, Sơn Long 28 vườn, Sơn Trường 33 vườn, Sơn Lĩnh 30 vườn….những khu vườn mẫu đều cho giá trị kinh tế cao và góp phần không nhỏ vào diện mạo nông thôn mới của huyện.
Giá trị kinh tế thực đến sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Chương trình cải tạo vườn tạp gắn với thực hiện tiêu chí vườn hộ trong xây dựng nông thôn mới đã đưa các loại cây, con phù hợp, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất vừa nâng cao thu nhập, vừa cải thiện môi trường sống, chỉnh trang diện mạo nông thôn. Từ chương trình đó đã đem đến khởi sắc cho “làng mới” về những hướng phát triển tích cực, góp phần khẳng định giá trị sản phẩm vùng miền đặc trưng.
 
Anh Phan Trọng Nam - thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa bên sản phẩm OCOP cam chanh đầu tiên của huyện Hương Sơn. Với diện tích gần 2ha trồng cam chanh, khoảng 700 gốc cho thu nhập cao mỗi năm
 
Nhắc đến Hương Sơn không ai không nhớ đến loài động vật hoang dã được thuần hóa như hươu sao, lợn rừng,…và những sản phẩm cây có múi như cam bù, cam đường, bưởi, mít,…Từ trang trại chăn nuôi đến vườn trồng cây ngắn ngày, dài ngày đều được quy hoạch bài bản có khoa học và đồng bộ. Dẫn chúng tôi đến tham quan vườn hộ ông Nguyễn Văn Thắng - xóm 9 xã Sơn Trường, anh Trần Văn Niềm – Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Đây là vườn của hội viên cao tuổi nhất xã, có thu hoạch rất khá, cả hai ông bà tuổi đã ngoài 70, nhưng mỗi ngày đều miệt mài chăm sóc khu vườn hơn 2ha, với nhiều loại cây từ rau củ đến các loại cây dài ngày như chanh, cam bù, cam chanh, keo…”. Qua quan sát, khu vườn có diện tích rộng hơn 2ha, phía trước nhà được trồng các loại rau màu phục vụ nhu cầu sống hàng ngày của gia đình và đưa ra chợ bán khi gia đình sử dụng không hết. Phía sau vườn nhà là cây lâu năm cam bù, chanh…theo lời kể của ông thì có những gốc cam đã cho thu hoạch trên 30 năm đến giờ vẫn còn cho năng suất cao. Bên phải từ ngoài vào là những hàng sắn, hàng keo đã tốt tươi sắp cho thu hoạch.
 
Hình ảnh mô hình trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xóm 9 xã Sơn Trường với diện tích vườn trồng hơn 2ha. Dù tuổi đã cao nhưng nhờ có sáng tạo trong canh tác sản xuất giảm thiểu tối đa công sức chăm vườn
 
Ông Thắng cho hay: “Nhờ có vườn mà nuôi được con cái ăn học, chắt góp cho con mua đất lập nghiệp ở xa, cũng từ vườn nuôi sống cả gia đình. Năm 2019 tôi đăng kí xây dựng vườn mẫu, được cán bộ các cấp tư vấn, vườn nhà trở nên đẹp hơn, quy cũ hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Bây giờ mỗi năm vườn cho thu nhập hơn 200 triệu, tôi cứ lấy ngắn nuôi dài nên thu nhập không phụ thuộc vào một loại cây nhất định”. Ông cho biết: “Làm gì cũng tính đến phương án giảm thiểu một chút công sức bỏ ra, ở các gốc cam tôi cứ cho vỏ lạc vào, vừa ngăn cản sự phát triển của cỏ, cái này rất đỡ công sức làm cỏ cho hàng trăm gốc cam, vừa mủi đất, sau cũng thành phân hữu cơ cho cây luôn, lại còn tạo được độ thoáng cho gốc cây. Khoảng cách giữa cây với cây, hàng với hàng cách nhau ít nhất 8m để không nhánh nào của các cây va chạm vào nhau, vừa tạo không gian thoáng vừa tránh lây bệnh chéo”.
Hiện nay, Hương Sơn được biết đến với các sản phẩm đạt chuẩn OCOP làm nên đặc trưng vùng miền như nhung hươu, cam bù, cam chanh, …Chính sản phẩm vườn cho thu nhập cao càng tạo động lực cho các hội viên, nông dân tiếp tục đầu tư và có những sáng kiến, cũng như mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp cho năng suất cao. Kinh tế vườn đang là lựa chọn ưu tiên của các hộ gia đình nhờ có lợi thế về diện tích và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền.
“Cầm tay chỉ việc” và sự phối hợp kịp thời của Hội Nông dân
Để đảm bảo đúng 5 tiêu chí khi xây dựng vườn mẫu theo quy định như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Ứng dụng tiến bộ KHKT vào trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản; Sản phẩm vườn; Môi trường - cảnh quan; Thu nhập, Hội Nông dân ngoài trực tiếp tuyên truyền, chỉ đạo, cùng “cầm tay chỉ việc”, còn phối hợp với chính quyền các cấp, các ban ngành để có những hướng dẫn kip thời giúp hội viên, nông dân có kế hoạch xây dựng vườn và hướng phát triển phù hợp. Hội Nông dân huyện đã ban hành Nghị quyết số 01 - NQ/CB-HND, ngày 25/01/2019 về nâng cao hiệu quả phong trào cải tạo vườn gắn với xây dựng vườn mẫu, vườn đẹp giai đoạn 2018 – 2023. Tổ chức 162 cuộc tuyên truyền, hướng dẫn cải tạo vườn bằng hình ảnh (bằng Powerpoit) in 5000 tờ hướng dẫn thực hiện phong trào cải tạo vườn và tóm tắt một số chính sách quan trọng phát cho hội viên; thành lập được 48 tổ hỗ trợ cải tạo vườn tại các Chi hội; huy động 145 lượt với 1.456 lượt cán bộ, hội viên tham gia đồng hành hỗ trợ cải tạo vườn cho các hộ; trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, tư vấn quy hoạch, kỹ thuật xây dựng 154 vườn mẫu; hỗ trợ cây giống, công lao động xây dựng 9 vườn mẫu (Sơn Trà 1, Tân Mỹ Hà 1, Sơn Lễ 1, Sơn Lĩnh 4, Sơn Hồng 2); giúp đỡ 741 hộ nghèo cải tạo vườn; đưa 11 đoàn cán bộ, hội viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm vườn tại các huyện.
 
Hội Nông dân trực tiếp hướng dẫn hội viên, nông dân trồng và chăm sóc cây ngay tại vườn
 
Hội đã mời Viện rau quả Việt Nam về hướng dẫn kỹ thuật cải tạo vườn, trồng cây ăn quả, quay và in 320 đĩa CD, 267 bộ tại liệu hướng dân kỹ thuật trồng cây ăn quả phát đến tận các chi hội để tuyên truyền. Cùng với đó, tổ chức 146 cuộc tuyên truyền hướng dẫn ủ phân vi sinh từ rác thải hữu cơ tại hộ gia đình và in phát đến 5.740 tờ hướng dẫn quy trình ủ phân vi sinh phát đến tận hội viên; Vận động, hương dẫn và trực tiếp huy động lực lượng hỗ trợ xây được 2.874 hố ủ phân vi sinh tại các vườn hộ. Chính việc này đã tạo cho hội viên, nông dân trong cách nhìn làm sạch cảnh quan môi trường nông thôn vừa tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Xây dựng hố phân vi sinh chính là sáng kiến độc đáo và có ý nghĩa thiết của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phan Văn Khanh.
Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức hội, của hội viên, nông dân; cán bộ Hội Nông dân các cấp phải có trách nhiệm đầu tàu, gương mẫu, nòng cốt trong công tác cải tạo vườn, phải đảm bảo vườn mình xanh, sạch, đẹp, vườn đủ  tiêu chuẩn thì thực hiện đạt các tiêu chí của vườn mẫu theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND ngày 24/11/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Ban hành bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tích cực vận động người thân, cộng đồng dân cư nơi mình cư trú thực hiện cải tạo vườn.Vận động sự tham gia của tất cả cán bộ, hội viên, nông dân trong công tác cải tạo vườn, nhằm quy hoạch, sắp xếp, bố trị lại sản xuất, sử dụng có hiệu quả diện tích đất vườn, đảm bảo đến năm 2023 có 50% số vườn trên địa bàn được xây dựng thành vườn mẫu, vườn đẹp; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cảnh quan, môi trường, thực hiện thành công tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2023 có 50% số vườn trên địa bàn được xây dựng thành vườn mẫu, vườn đẹp; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cảnh quan, môi trường, thực hiện thành công tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới. Mỗi tổ chức hội cơ sở, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương mình, vận động thành lập các tổ hỗ trợ cải tạo vườn; trong đó thành lập một tổ chủ lực chính của tổ chức hội với thành phần là chi hội trưởng, chi hội phó có vườn và giao cho đồng chí trong Ban Thường vụ làm tổ trưởng; các chi hội căn cứ điều kiện địa hình, thực trạng vườn hộ thành lập các tổ hỗ trợ cải tạo vườn trên địa bàn mình; ít nhất trong một tuần mỗi tổ hỗ trợ một ngày cải tạo vườn cho một tổ viên.
 
Hình ảnh anh Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện chụp bên cạnh mô hình nhà ủ phân vi sinh từ rác thải hữu cơ của gia đình hội viên nông dân
 
Ông Phan Văn Khanh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: “Việc xây dựng vườn mẫu kết hợp các loại cây, con căn theo thế mạnh của từng địa phương đã tạo ra khuôn viên hộ xanh, sạch, đẹp, hình thành thói quen của người dân trong việc đầu tư phát triển sản phẩm vườn theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Chính vườn mẫu đã tạo ra diện mạo mới trong các khu dân cư cả về kinh tế - cảnh quan - môi trường”.                                                   

Bùi Ánh/https://huongson.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập775
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm774
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,806
  • Tổng lượt truy cập93,137,470
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây