Học tập đạo đức HCM

Mô hình chăn nuôi hiệu quả trên đất thấp lũ

Thứ tư - 15/11/2023 02:36
Chuyển đổi cơ cấu giống con phù hợp với điều kiện kinh tế, thổ nhưỡng, địa lý đang được người nông dân huyện Hương Sơn triển khai thực hiện có hiệu quả tại các địa phương. Sống ở vùng đất thấp trũng, đất sản xuất, chăn nuôi eo hẹp, trăn trở để có mô hình kinh tế bền vững, gia đình chị Trần Thu Hằng, thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mô hình chăn nuôi dê và ao cá theo hướng gia trại, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao.
Khu gia trại của gia đình chị Trần Thu Hằng được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi ở vùng Bàu Kho, xã Sơn Bằng, với diện tích gần 1,5ha. Đây là vùng đất thấp trũng, thường ngập lụt mỗi mùa mưa lũ.
Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chị Hẳng luôn trăn trở hướng đi tìm giống con phù hợp để chăn nuôi, phát triển kinh tế trên đồng đất địa phương. Cách đây 6 năm, sau khi học tập, tham quan và tìm hiểu thị trường, chị đã đầu tư chăn nuôi dê. Ban đầu cũng chỉ nuôi vài chục con trong vườn hộ nên thu nhập chưa cao, đầu ra phụ thuộc thị trường.
 
mo hinh nuoi de sinh san duoc dia phuong ho tro 100 trieu dong tu chu truong khuyen khich phat trien mo hinh chan nuoi de tap trung
Mô hình nuôi dê sinh sản được địa phương hỗ trợ 100 triệu đồng từ chủ trương khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi dê tập trung
Đầu năm 2023, được thụ hưởng chính sách phát triển mô hình nuôi dê sinh sản, chị Hằng được đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi dê và quyết tâm bỏ vốn đầu tư trên 800 triệu đồng mua 50 con giống và xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, đáp ứng yêu cầu nuôi dê sinh sản. Chị Hằng chia sẻ "Để tìm một mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả ở vùng đất thấp trũng này không phải là điều dễ dàng, gia đình cũng đã thử nhiều cách nhưng kết quả không tốt. Sau này khi tìm hiểu một số mô hình thì thấy mình có thể đầu tư nuôi giống dê Boer, dê Bách Thảo và cá, vừa phù hợp với khả năng, vừa cho hiệu quả kinh tế tương đối ổn định. Vốn ban đầu bỏ ra khá lớn, nhưng nhờ có sự quan tâm của địa phương hỗ trợ 100 triệu đồng, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng cho nhận thầu diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả nên gia đình đã mạnh dạn cải tạo đầu tư chăn nuôi"
 
hang ngay chi hang truc tiep kiem tra tinh hinh sua khoe va cham soc dan de cua gia dinh
Hàng ngày chị Hằng trực tiếp kiểm tra tình hình sứa khỏe và chăm sóc đàn dê của gia đình

Dê là giống con dễ chăm sóc, nguồn thức ăn dồi dào từ lá cây, rau củ quả đều được sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, đây là giống con dễ mẫn cảm với thời tiết, khí hậu, nên để đàn dê phát triển tốt, nhất là thời kỳ sinh sản, chị Hằng đã xây dựng chuồng trại khá kiên cố, bài bản, hệ thống sàn cách mặt đất khoảng 1,5m để dễ dọn vệ sinh và tránh bị ẩm thấp, ngập lụt mỗi mùa mưa lũ. Bên cạnh đó, chuồng được che chắn cẩn thận, đảm bảo tiêu chuẩn ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, thức ăn luôn tươi ngon, sạch sẽ .
Áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, nhất là khâu chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh định kỳ nên đàn dê của gia đình phát triển tốt. Từ chỗ 50 con nái giống, hiện nay đã nhân đàn được trên 100 con giống đảm bảo chất lượng và xuất bán dê thịt cho thương lái với giá cả ổn định.
Ngoài chăn nuôi dê sinh sản, chị Hằng còn đầu tư gần 1 tỷ đồng để nhận thầu cải tạo 1ha đầm lầy, cỏ lác thành 4 ao thả cá trắm, chép, mè, rô phi; trong đó có 1 ao ươm giống. Cá được thả nuôi và thu hoạch đúng mùa vụ, có hệ thống nước liên thông vào, ra hợp lý, nên không bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Bình quân mỗi năm thu về trên 300 triệu đồng.
4 ho nuoi ca co he thong nuoc lien thong ra vao hop ly thu hoach dung thoi gian de dam bao an toan trong mua mua lu
Hồ nuôi cá có hệ thống nước liên thông ra, vào hợp lý, thu hoạch đúng thời gian để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ
Mô hình kinh tế ao - chuồng của gia đình chị Hằng dù mới bắt đầu cho thu nhập, nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng, thu nhập cao và ổn định, là mô hình để nhân dân các địa phương trong huyện tìm đến học tập. Ông Đào Anh Tuấn, chi hội trưởng Nông dân thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng cho biết: "Thôn chúng tôi cũng có một số hộ chăn nuôi dê, bò, gà, hươu nhưng đều ở quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi chị Hằng đầu tư mô hình này nhiều hộ đã đến tham quan học tập, được chị chia sẻ về cách làm, kỹ thuật chăn nuôi, tạo cho bà con niềm tin, phấn khởi để từ đó có sự mạnh dạn hơn trong đầu tư phát triển kinh tế. Hy vọng trong những năm tới đây phong trào phát triển mô hình gia trại ở địa phương sẽ phát triển mạnh,góp phần nâng cao thu nhập cho người dân"
Xã Sơn Bằng là địa phương gặp khá nhiều khó khăn trong phát triển các mô hình kinh tế, bởi đây là vùng đất thấp lũ, diện tích đất vườn, đất sản xuất eo hẹp. Nông dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi tuy nhiên với quy mô nhỏ lẻ. Bởi vậy, mô hình kinh tế chăn nuôi gia trại của gia đình chị Hằng sẽ tạo thêm động lực, khích lệ bà con nông dân mạnh dạn đầu tư, thực hiện tốt việc tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu giống trong chăn nuôi, có hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế.
Ông Đào Văn Bé - Phó chủ tịch UBND xã đánh giá mô hình kinh tế của chị Trần Thu Hằng là một điển hình đi đầu trong phát triển kinh tế, dám nghĩ, dám làm để thay đổi tư duy phát triển kinh tế hộ gia đình, ông cho biết thêm: "Địa phương đang trên đà thực hiện việc tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Trên cơ sở quy hoạch sẽ vận động nhân dân đầu tư phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích "
Với quyết tâm, dám nghĩ dám làm, chị Trần Thu Hằng đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi dê và cá trên vùng đất lũ. Đây là một trong những mô hình tiêu biểu và có triển vọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Thời gian tới, địa phương sẽ nhân rộng mô hình này ra địa bàn để các hộ dân thực hiện theo, từ đó tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân./.
Hương Hà
Trung tâm Văn hoá – Truyền thông Hương Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,947
  • Tổng lượt truy cập90,284,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây