Học tập đạo đức HCM

HTX may mặc Thuận Phát: Bước đầu làm ăn có hiệu quả

Thứ tư - 06/11/2013 21:39
Kỳ Lâm là thị tứ vùng thượng Kỳ Anh, nắm bắt thời cơ và xu thế thị trường, với nghị lực và quyết tâm cao cùng với lòng yêu nghề, chị Trần Thị Thuận, thôn Hải Hà, xã Kỳ Lâm đã khẳng định thương hiệu may mặc của mình ngay tr ên chính mảnh đất quê hương, xứng đáng là người phụ nữ “giỏi việc nước đảm việc nhà”.

Chúng tôi đến HTX Thuận Phát khi công nhân đang miệt mài sản xuất, mỗi người đảm nhận một khâu, từ cắt, may cho đến hoàn thiện sản phẩm, dây chuyền may của HTX Thuận Phát như một cỗ máy hoạt động hết công suất. Hiện nay, HTX của chị thường nhận may các mặt hàng như: Áo phao, áo thể thao, đồng phục doanh nghiệp, nhận in trên vải ..v.v, ngoài ra, xưởng còn tự tìm hiểu nhu cầu của thị trường từ đó thiết kế các mẫu mã và sản xuất, cung cấp cho các chợ và tiểu thương.
 
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn, có lẽ thế mà chị Trần Thị Thuận đã nuôi dưỡng ý chí, khát vọng làm giàu cho bản thân và gia đình. Được biết, trước đây chị đã vất vả ngược xuôi kiếm sống trong thành phố HCM và trở thành chủ của một xưởng may mặc với 20 lao động, thường xuyên cung cấp các mặt hàng cho siêu thị…, nhưng với suy nghĩ “không gì bằng được khởi nghiệp ở nơi chôn rau cắt rốn” nên chị quyết định trở về lập nghiệp tại chính mảnh đất quê hương. Chị Thuận cho biết: “Niềm vui lớn nhất của tôi là được góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào xây dựng HTX Thuận Phát, trải qua những ngày tháng tha phương khó khăn, vất vả, cho nên tôi muốn thu hút con em mình đi làm xa về lao động tại chính quê hương…”.
 
chị Trần Thị Thuận hướng dẫn công nhân cắt quần áo

Ban đầu, chị cùng với 3 công nhân, may mặc theo yêu cầu của khách, chủ yếu phục vụ trên địa bàn. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, về vốn, phương tiện máy móc, nhất là lao động có tay nghề…, nhưng với lòng yêu nghề và quyết tâm làm giàu cho quê hương, với số vốn tích góp được, chị đã đầu tư tân trang nhà ở thành nhà xưởng, cùng với sức sống “Nông thôn mới” lan tỏa, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đầu năm 2013, chị đã đăng ký thành lập HTX may mặc Thuận Phát với một dây chuyền khép kín gồm 18 máy may hiện đại, máy in màu, máy cắt vải công nghiệp.... Hiểu tâm lý khách hàng khi đặt đơn hàng ở một xưởng Mini như của mình, chị tâm niệm phải lấy chữ tín làm trọng. Trên cương vị là chủ nhiệm HTX, hàng ngày, chị bám trụ cơ sở điều hành, chỉ đạo công việc, cùng với công nhân dồn tâm sức lên từng đường kim mũi chỉ, đảm bảo hàng may chất lượng cao và giao hàng đúng thời gian. Cùng với đó, chị luôn tìm hiểu và dần hoàn thiện các mẫu mã sản phẩm trên thị trường, xây dựng giá thành sản phẩm hợp lý. Vì thế, HTX may mặc của chị từng bước tạo được niềm tin với khách hàng và có chỗ đứng trên địa bàn. Trao đổi với đồng chí Bí thư Đảng bộ xã Nguyễn Xuân Thắng: “HTX Thuận Phát là một điển hình trong xây dựng và phát triển các mô hình HTX hiện nay theo tiêu chí Nông thôn mới, có quy mô và tạo được uy tín trên địa bàn. Thời gian tới, cấp ủy chính quyền xã sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để chị Thuận có thể mở rộng nhà xưởng, nhân rộng mô hình…”.
 
Đến nay, HTX Thuận Phát phát triển khá độc lập, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương, hầu hết là chị em phụ nữ, với thu nhập bình quân từ 1,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.
 
HTX Thuận Phát còn phối hợp mở các lớp dạy nghề miễn phí ngay tại cơ sở cho các thanh niên nông thôn, sau khi kết thúc khóa học, HTX tiếp tục tạo điều kiện giúp họ được làm việc tại xưởng hoặc tư vấn để họ tìm được việc làm, tự nuôi sống bản thân. Chị còn còn thường xuyên tham gia làm từ thiện, nhất là tại các trường học, giúp các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn được học nghề miễn phí,góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho các em.
 
Sức sống của vùng Nông thôn mới đang lan tỏa, tin rằng với sự nhạy bén, lòng yêu nghề và quyết tâm cao, HTX may mặc Thuận Phát sẽ không ngừng lớn mạnh theo thời gian, không chỉ ở vùng trên mà sẽ trở thành điểm sáng trên toàn huyện./
 
                                                          Hoàng Hạnh – Anh Tuấn
 Đài Tuyền thanh - Truyền hình Kỳ Anh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm356
  • Hôm nay54,430
  • Tháng hiện tại54,430
  • Tổng lượt truy cập84,961,466
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây