Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Gia đình văn hóa – bước chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế.

Thứ tư - 31/07/2013 22:05
Xây dựng Gia đình văn hóa là một phong trào cụ thể và nhiệm vụ chủ yếu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được Trung ương phát động trên phạm vi toàn quốc nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến vấn đề xây dựng hạnh phúc gia đình, xây dựng Gia đình văn hóa, nhất là từ lúc chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng Gia đình văn hóa mà mục đích vươn tới là nâng cao về chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; trong những năm qua, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Kỳ Anh và các xã, thị trấn đã thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác kiện toàn, củng cố bộ máy; đưa nội dung xây dựng Gia đình văn hóa vào trong Nghị quyết của Cấp ủy, Hội đồng nhân dân và chương trình kế hoạch công tác của chính quyền các cấp. Hầu hết các xã – thị trấn đều ra được Nghị quyết chuyên đề về xây dựng Gia đình văn hóa; đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm không ngừng đẩy mạnh phong trào, đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu và có tác dụng thiết thực, hiệu quả.
         Cùng với những việc làm nói trên, Ban chỉ đạo các cấp đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục lối sống, nếp sống cho mọi người dân; làm cho mọi người dân thấy được ý nghĩa, sự cần thiết phải thường xuyên củng cố, chăm lo xây dựng gia đình, đặt gia đình đúng vị trí của nó trong xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay.  Các ban, ngành, đoàn thể...đã lồng ghép, đưa nội dung xây dựng gia đình văn hoá vào trong chương trình kế hoạch của mình; lồng ghép phong trào xây dựng gia đình văn hoá với cuộc vận động các phong trào như: xoá đói giảm nghèo giúp nhau phát triển kinh tế, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, người tốt, việc tốt.... thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình, cộng đồng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện KHHGĐ, thực hành chăm sóc SKSS, nuôi dạy con, phòng chống tệ nạn xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới và các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đặc biệt, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không bạo lực gia đình, không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) với các nội dung cụ thể đã thực sự giúp cho mọi người dân nâng cao nhận thức, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá. Ban vận động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” thôn - khu phố của các xã – thị trấn trong toàn huyện qua nhiều năm hoạt động đã có nhiều kinh nghiệm vận động nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực, có hiệu quả  trong phong trào xây dựng gia đình văn hoá như tổ chức đăng ký xây dựng, bình xét, công nhận danh hiệu và tổ chức trao giấy công nhận  gia đình văn hoá một cách nghiêm túc và trọng thể, thực sự trở thành ngày hội văn hoá của toàn dân. Đồng thời cùng với những việc làm nói trên còn tổ chức cho nhân dân tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, thảo luận các tiêu chuẩn danh hiệu gia đình văn hoá, tạo điều kiện để nhân dân nắm bắt đầy đủ thông tin, tự nguyện tham gia xây dựng danh hiệu. Nhiều xã, thị trấn đã làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá chất lượng phong trào; thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên trách, chú trọng chuẩn hoá hệ thống hồ sơ, sổ sách liên quan đến công tác xây dựng gia đình văn hoá.
         Từ những hoạt động tích cực, có hiệu quả nói trên đã thúc đẩy phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" nói chung, phong trào xây dựng Gia đình văn hoá nói riêng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ vào ổn định tình hình, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên năm đạt gần 19 triệu đồng; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; Đường làng, ngõ xóm được bê tông, xanh, sạch đẹp; nhà ở của nhân dân kiên cố, khang trang; bộ mặt xóm làng ngày càng khởi sắc, văn minh; giáo dục, y tế phát triển mạnh mẽ; Trụ sở xã và hệ thống trường học của 33 xã - Thị trấn đều xây dựng cao tầng; điện lưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất có ở tất cả mọi nhà, mọi nơi...
         Năm 2007 toàn huyện Kỳ Anh có 67,5% gia đình văn hoá, đến thời điểm hiện nay đã tăng lên 72,1%, những đơn vị có phong trào tốt như Kỳ Tân, Kỳ Hải, Kỳ Tiến, Kỳ Phương, Kỳ Xuân, Kỳ Lâm....trong phong trào xây dựng GĐVH trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều gia đình tiêu biểu xuất sắc, nhiều tấm gương ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, anh em thuận hoà .. mang đậm nét truyền thống của gia đình Việt Nam. Các thành viên trong gia đình không chỉ sống có trách nhiệm với nhau mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nhiều gia đình đã hiến đất, đóng góp tiền, công sức xây nông thôn mới và tích cực tham gia góp sức vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương, tiêu biểu như gia đình anh Phan Xuân Hồng, chị Nguyễn Thị Thi ở thị trấn; gia đình anh Nguyễn Văn Hào, chị Trương Thị Niên ở  thôn Đông Hạ xã Kỳ Tân, gia đình anh Dương Xuân Nhất, chị Nguyền Thị Hường  ở thôn Xuân Thắng xã Kỳ Xuân, gia đình anh Trần Xuân Sơn, chị Võ Thị Việt ở thôn Hải Vân xã Kỳ Hải, gia đình anh Nguyễn Xuân Miễn, chị Trần Thị Hiệp ở thôn Liên Sơn xã Kỳ Liên...Đây cũng là những gia đình tiêu biểu đại diện cho huyện Kỳ Anh tham gia lễ vinh danh gia đình văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 2013 vừa qua.
         Có thể nói phong trào xây dựng gia đình văn hoá phát triển đã huy động sức người, sức của, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -  xã hội của huyện, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng các thiết chế văn hóa, giữ vững ổn đinh trật tự xã hội và vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới.
         Những kết quả đạt được cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong phong trào xây dựng gia đình văn hoá  đã làm chuyển biến về nhận thức, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, đem lại hiệu quả kinh tế -  xã hội thiết thực. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần xây dựng và đẩy mạnh phong trào xây dựng làng – khu phố văn hóa trên địa bàn huyện phát triển, trong những năm qua số làng, khu phố văn hoá tăng cả số lượng và chất  lượng. Năm 2007, toàn huyện có 84 thôn – khu phố văn hóa, đến năm 2013 đã tăng lên 146 thôn – khu phố văn hóa. Điển hình cho các phong trào này là các địa phương như Kỳ Hải, Kỳ Tiến, Kỳ Bắc, Kỳ Phương, Kỳ Thư, Kỳ Thọ, Kỳ Tân, Thị trấn....
          Nét nổi bật nhất là trong những năm qua, nhân dân các xã – thị trấn thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá xây dựng thiết chế văn hóa, quyên góp từ sức dân cùng với sự hỗ trợ của nhà nước xây dựng được nhiều nhà văn hóa cộng đồng. Nhà văn hoá đã được các cấp chính quyền địa phương khai thác và sử dụng có hiệu quả, ngoài việc họp thôn, tổ liên gia để phổ biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mỗi năm đã tổ chức được từ 5 -7 buổi văn nghệ trong các dịp lễ tết, nhất là trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) hàng năm, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa thôn – khu phố.
          Có thể  khẳng định rằng phong trào xây dựng Gia đình văn hóa huyện Kỳ Anh trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển đáng kể, tuy vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, rút kinh nghiệm song đã được nâng cao về chất lượng, hiệu quả và độ bền vững của phong trào. Phong trào đã tạo sự chuyển biến nhận thức về vị trí vai trò của công tác xây dựng Gia đình văn hóa trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Tạo ra bước chuyển biến mới trong đời sống kinh tế của nhân dân, tăng cường ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hóa thông tin cơ sở.  Đặc biệt, thông qua việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, giao lưu văn nghệ, thể thao đã củng cố và tăng cường tình đoàn kết  giữa các vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện nhà./.

Tác giả bài viết: Đoàn Mỹ
theo kyanh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,776
  • Tổng lượt truy cập92,007,505
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây