Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới của nông nghiệp - nông thôn Lộc Hà

Thứ sáu - 12/07/2013 05:54
Với tổng diện tích tự nhiên 11.853 ha, Lộc Hà được xem là địa phương có điều kiện tự nhiên đa dạng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì thế, khi các nghị quyết (NQ) của Trung ương, của tỉnh về nông nghiệp - nông dân và nông thôn được triển khai, lãnh đạo các cấp vào cuộc, nhân dân đồng tình hưởng ứng, Lộc Hà đã và đang có những bước chuyển mình đáng phấn khởi.

 

Để phát huy thế mạnh của địa phương, tạo thêm nguồn hàng hóa, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, trên cơ sở các sản phẩm chủ lực sẵn có, Lộc Hà đã tiến hành quy hoạch 10 vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất rau, củ, quả tại các xã: Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Châu, Thạch Bằng; vùng chăn nuôi tập trung tại Hồng Lộc, Tân Lộc, Ích Hậu và Thịnh Lộc với tổng diện tích 40 ha…

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình kiểm tra sản xuất tại Lộc Hà
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình kiểm tra tình hình SX nông nghiệp ở Lộc Hà. Ảnh: Nguyễn Oanh

Nhìn trại lợn của HTX 27/7 giữa những bãi cát cháy dưới chân Truông Vùn (Thịnh Lộc) mới biết sức mạnh của nghị lực con người và niềm tin từ những quyết sách. Ông Hoàng Trọng Cường – Chủ nhiệm HTX 27/7 cho biết: “Từ những định hướng từ NQ 26-NQ/TW và NQ 08-NQ/TU, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ngành, đặc biệt là của huyện và xã nhà nên HTX đã tranh thủ mọi nguồn lực với hơn 1,5 tỷ đồng để thành lập trang trại nuôi lợn vệ tinh siêu nạc. Sau khi thành lập, HTX đưa vào chăn nuôi 1.200 con và dự kiến sẽ cho thu hoạch lứa đầu trong những tháng tới”.

Lộc Hà hiện có trên 100 hộ chăn nuôi bò chăn thả với quy mô 5 con/hộ trở lên. Các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ các làng nghề truyền thống nuôi trồng thủy, hải sản như tôm, cua, cá, ngao, hến… cũng đã góp phần đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân, ngư dân Lộc Hà.

Trên lĩnh vực trồng trọt, diện mạo của Lộc Hà cũng có nhiều khởi sắc. Vụ xuân 2013, toàn huyện có 6 xã thí điểm triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 200 ha. Năng suất lúa tăng 13%, sản lượng lúa toàn huyện tăng 5,9% so với các năm trước. Nhờ bám sát theo lịch, cơ cấu mùa vụ và giống, sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện, liên tục trong nhiều năm gần đây, niềm vui được mùa luôn hiện hữu trên gương mặt của những người nông dân Lộc Hà.

Dấu ấn trên đồng đất Lộc Hà trong những mùa vụ qua chính là sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Huyện đã quán triệt, động viên bà con nông dân chuyển đổi thành công về thực hiện cơ cấu xóa bỏ trà xuân sớm, bố trí hợp lý trà xuân trung, tăng tỉ lệ các giống trà xuân muộn; triển khai ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHKT, hình thành bộ giống lúa mới có năng suất chất lượng cao, thích ứng với sự biến đổi khí hậu vào sản xuất trên diện rộng.

Diện mạo mới của nông nghiệp - nông thôn Lộc Hà
Thu hoạch cá lồng bè ở xã Mai Phụ (Lộc Hà). Ảnh: Thế Công

Bước đầu ở Lộc Hà đã hình thành một số mô hình về cánh đồng mẫu sản xuất tập trung một giống, có sự liên doanh, liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm… Tại các đồng lạc Thạch Châu, Thạch Bằng, trên 85% diện tích sản xuất đã sử dụng các giống cao sản như L14, L23… Giống tốt, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất và giá trị về sản phẩm lạc của Lộc Hà tăng 12,5% so với năm 2008. Đặc biệt, sau 3 năm thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn huyện đã tổ chức được 43 lớp cho 1.540 học viên, bao gồm đào tạo nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp, góp phần GQVL, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

Những hướng đi đúng của Lộc Hà trong nông nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo ở Lộc Hà từ 19,14% (năm 2007) nay giảm còn 14,55%. Toàn huyện có 13/13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn I; 95% trường học được kiên cố hóa, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 56%, 13/13 xã có nhà văn hóa...

Những kết quả bước đầu mà Lộc Hà đạt được càng khẳng định sức mạnh, sự đồng thuận giữa ý Đảng lòng dân, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông thôn, vị thế làm chủ của người nông dân và sự phát triển toàn diện cho nền nông nghiệp của địa phương.

 
Trâm Anh
Theo baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm487
  • Hôm nay72,346
  • Tháng hiện tại731,673
  • Tổng lượt truy cập93,109,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây