Học tập đạo đức HCM

Lộc Hà - Lạc được mùa nhưng quá ế ẩm

Thứ tư - 03/07/2013 06:15
Với diện tích đất pha cát lớn, từ lâu nhiều xã vùng biển cửa của huyện Lộc Hà như Thạch Châu, Thạch Bằng, Mai phụ… được xem là vùng chuyên canh cây lạc có năng suất và chất lượng cao của tỉnh. Nhưng với thực trạng như hiện nay, nhiều người dân đang phải đối mặt với không ít khó khăn dù niềm vui được mùa Lạc trong vụ Xuân vẫn hiện hữu.
 
Lạc phơi đầy sân, chất đầy nhà. Thậm chí có nhà, vì không có chỗ chứa phải để nguyên cả cây dính củ Lạc xếp chồng đống trong nhà bếp, chuồng trại nuôi gia súc. Về Thạch Châu trong những ngày này, đi đâu người ta cũng nhìn thấy Lạc. Nhà ít cùng trồng vài ba sào, nhà nhiều cũng lên đến 0,5 đến 06ha. Đơn cử như gia đình bà Phạm Thị Thanh ở thôn Minh Quí, mặc dù năm nay đã trên 80 tuổi, nhưng gia đình vẫn duy trì sản xuất lạc với diện tích 0,6ha. Sau bao ngày đổ mồ hôi, công sức và tiền của trên đồng ruộng, nhờ được mùa lớn, nên vụ Xuân năm nay đã đem về cho gia đình bà sản lượng trên 5 tấn lạc vỏ. Nhưng đã gần 1 tháng qua, lạc thu hoạch về cứ chất đống ngày 1 cao khiến diện tích sinh hoạt trong nhà ngày càng chật chội, trong khi đó muốn bán để kiếm ít tiền để trang trải cũng không ai hỏi mua cho. Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Thanh cho biết: Lạc ế ẩm không bán được cho nên bao thứ muốn tiêu, muốn trả cũng đành chịu. Giờ nhà mô cũng có lạc cả nên muốn bán mớ bán thúng thì không được, bán nhiều thì không ai hỏi mua. Hôm trước nhà có công chuyện cần quá cũng phải bán vài tạ nhưng bị ép giá mạnh quá. Đổ bao công sức, giờ trời cho “chộ” được mà đó mà không cho “ăn” thì cũng nguy. Vì nếu tình trạng này kéo dài thì khối nhà như chúng tôi khốn đốn mất vì cái cảnh không bán không được, mà bán thì lỗ cũng to... 

Vụ xuân năm 2013, toàn xã Thạch Châu gieo trồng được 245 ha lạc cao sản, với các giống chủ lực L14, L23, L26, V79 và bước đầu đưa vào thử nghiệm giống mới L19. Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với kinh nghiệm chuyên canh cây lạc lâu năm, sau 1 thời gian chăm sóc, bà con nông dân Thạch Châu lại phấn khởi khi có thêm 1 mùa thu hoạch lạc thắng lợi. Với năng suất bình quân 3,2 tạ/ha, toàn xã ước tính có khoảng gần 784 tấn lạc vỏ, nhiều hơn vụ Đông Xuân năm ngoái gần 114 tấn. Vui với niềm vui được mùa nhưng với tình cảnh thị trường đóng băng như hiện nay, đã khiến rất nhiều hộ dân chuyên thâm canh cây lạc, vốn coi đây là nông sản chủ lực để nuôi sống gia đình đối diện với không ít khó khăn, bởi cảnh eo hẹp, ế ẩm đầu ra. Khác với các năm trước, ngay sau khi vào mùa thu hoạch, và nhất là vào khoảng thời gian này, thương lái ở nhiều nơi cả ở trong và ngoài tỉnh đều đổ về để tìm thu mua lạc thì nay vẫn hoàn toàn im ắng.
Nếu có thì lác đác nhưng cũng bị ép giá thấp từ 16 -18.000/kg, khác với mức giá thu mua dao động từ 23- 25.000/kg như trước đây. Hàng hóa không tiêu thụ được, trong khi các khoản để đầu tư cho đầu vào như giống, phân bón… vẫn còn treo nợ.

Là vùng đất có thế mạnh về phát triển sản phẩm cây lạc, hàng năm các xã vùng biển cửa Lộc Hà như Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Mỹ, Mai Phụ, cung cấp hàng trăm tấn nguyên liệu nông sản cho thị trường chế biến xuất khẩu trong và ngoài tỉnh. Thế nhưng, mặc dù đã rất mạnh dạn trong việc đi đầu ứng dụng các tiến bộ KHKT, sử dụng các bộ giống mới để sản xuất sản phẩm cao sản, có chất lượng tốt nhưng người nông dân vẫn nghèo, vẫn rơi vào cảnh “sản phẩm dư thừa, ế ẩm. Đầu ra sản phẩm là cốt lõi của vấn đề phát triển ngành nông nghiệp, nhưng muốn có đầu ra ổn định nhất thiết phải xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, với giá hợp lý cho người nông dân. Vậy làm cách nào để chấm dứt điệp khúc này – hiện vẫn là một bài toán khó đối với các nhà quản lý ở huyện Lộc Hà. Trước mắt, để giúp người dân giải quyết bớt khó khăn cho tình cảnh hiện tại, theo ông Nguyễn Đình Kiểm – Phó Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà:   UBND xã Thạch Châu đã có kế hoạch chỉ đạo cho HTX dịch vụ nông nghiệp xã chủ động liên hệ với viện nông sản Việt Nam, các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu thu mua lạc uy tín để tìm đầu ra cho bà con. Theo đó, HTX sẽ tiến hành tổ chức các đợt thu mua tập trung tại xã với mức giá bình quân 20.000/kg lạc vỏ… Những động thái này được xem là giải pháp hữu hiệu, nhằm động viên tinh thần và giúp bà con nông dân địa phương tháo gỡ dần những khó khăn trước mắt.
 
Trâm Anh
Đài PTTH huyện Lộc Hà
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Hôm nay42,390
  • Tháng hiện tại817,668
  • Tổng lượt truy cập91,991,397
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây