Học tập đạo đức HCM

Một ngày về thôn học làm thợ nề (Ký sự về xây dựng nông thôn mới)

Chủ nhật - 22/04/2018 09:10
Một ngày thứ 7 nữa lại đến. Mỗi lần tham gia lao động xây dựng nông thôn mới là thêm một lần có nhiều trải nghiệm, nhiều bài học quý giá đối với chúng tôi. Thứ 7 này về thôn, dụng cụ chúng tôi mang theo không phải là cào, cuốc, dao, rựa,… Chúng tôi tếu táo kháo nhau: Hôm nay sẽ "trổ tài" làm thợ nề.

 Ấy là đùa khích lệ nhau vậy chứ mỗi chúng tôi ai cũng tự nhắc mình rằng: Về hỗ trợ bà con xây dựng nông thôn mới không phải là hưởng ứng cho có phong trào mà phải vừa học vừa làm, vừa làm vừa học, cẩn trọng trong mỗi công việc vốn dĩ mình ít nhiều còn lóng ngóng.

          Qua mấy lần tập huấn khi thâm nhập thực tế xây dựng nông thôn mới với bà con, trình độ tay nghề của mấy anh chị em dường như đã lên hẳn. Luôn sát cánh hỗ trợ chúng tôi từng ven hồ vữa để xây bồn trồng hoa và cây cảnh, một bác vui tính thi thoảng lại "chấm điểm": "Chà chà! Anh ni mà theo nghề là chuẩn rồi đây!" "O ni xây giỏi chơ hẹ! Kết nạp vô hội đoàn thợ nề luôn!". Một chị bận bồng con nhỏ cũng ra tận ngõ xem: "Giỏi thật đó! Bà tui ở đây không xây được, rứa mà các o ở trên về mần được cả!".

          Biết là bà con có người nói thật, có người vì quá ưu ái mà động viên nhưng những lời ghi nhận của bà con khiến ai cũng thấy phấn chấn trong lòng. Được thể, chúng tôi hùa theo đùa: "Phen này lỡ mà bọn con có thất nghiệp cũng đỡ lo rồi bác nhỉ!...". Tiếng cười, tiếng nói cứ thế rộn vang trên cung đường đang ngổn ngang gạch đá, vôi vữa.

          Đối lập với sự ồn ào, nhộn nhạo đùa vui của chúng tôi, bên góc quanh của một con ngõ, một bác thợ đầu trần đang âm trầm, tỉ mẩn căn chỉnh từng viên gạch, khéo léo chuốt từng đường bai làm đẹp cho bồn cây cảnh của xóm; không chỉ đẹp, làm đến đâu bác dọn sạch đến đó và không hề để phí vật liệu, dù chỉ một chút hồ vữa. Việc quá đỗi bình thường nhưng dường như bác thợ đã đặt vào đó tất cả niềm mến yêu. Một bác thợ mặc chiếc áo bảo hộ màu xanh buột lời tiếc xót khi chúng tôi lỡ để lẫn chút đất vào đống vữa thừa, bác chỉ vẽ: giữ sạch vữa để tận dụng tiếp cho đoạn công trình phía trước.

Muốn phát triển, phải cần kiệm, không chỉ vật chất, mà cả thời gian, công sức lao động,… – phải chăng đó là quy luật của muôn đời, là quy tắc sống mà các nước văn minh nghiêm ngặt, chặt chẽ tuân thủ? Cái cách làm của các bác gợi nhắc chúng tôi nhớ về điều đó.

          Giờ giải lao, đón cốc nước chè xanh từ bà cụ chủ nhà, bên chiếc bàn kê dưới gốc Trân cổ thụ chưa đến mùa trổ bông, tôi hỏi đùa cụ: "Răng khi phá bỏ vườn tạp, mở đường, xây tường rào, bà không chặt cây Trân ni luôn đi bà?". Bà móm mém cười: "Chặt răng được? Để đó lấy bóng mát. Mùa hè vùng biển, đất nóng như rang, phải có bóng cây làm dịu bớt chơ không thì làm răng chịu nổi. Có mấy nhà có điều hòa, tủ lạnh mô….". Rồi bà vỗ tay vào thân cây và khoe cây với tôi như khoe người bạn chí cốt thuở thiếu thời: "Lâu lắm rồi đây, từ hồi tui mới về đây là trồng, dừ tuổi đã tám mươi rồi…". Đảo mắt một vòng quanh khu vườn ôm ngôi nhà cấp 4 của bà, chúng tôi nhận thấy dấu ấn của đợt chỉnh trang đã qua, những nơi trồng rau hoặc cây ăn quả, khu vực chăn nuôi đã được soạn sửa sẵn sàng cho những mùa sắp tới. Bà cụ cũng không giấu được niềm vui về con đường bê tông của thôn sắp được trồng thêm cây bóng mát và những bồn hoa cây cảnh tươi xanh. Ánh mắt trìu mến và lời mộc mạc của bà mời chúng tôi ở lại ăn cơm cùng gia đình đã giúp chúng tôi nhận ra điều đó.

Lời tiên liệu của bà cụ về những ngày hè đang tới khiến tôi hình dung rõ cảm giác của mình khi đi trên những con đường bê tông hóa vững chãi và sạch sẽ khắp mọi ngõ xóm nếu như thiếu vắng bóng cây… Quả thực, cây muôn đời là cái máy điều hòa tự nhiên của trái đất, và nhất là đối với người dân nghèo. Chỉnh trang không có nghĩa là chặt bỏ hết, cần phải giữ lại những cây xanh vốn có không ảnh hưởng nhiều đến mĩ quan, sự an toàn và môi trường sống. Thế cũng có nghĩa là đang góp phần giữ vững môi trường sống và bảo vệ cảnh quan của mỗi làng quê, cũng là cách tiết kiệm kinh phí để "xanh hóa" những khu dân cư kiểu mẫu.

Chia sẻ về kế hoạch hoàn thiện con đường sắp tới, chị Thúy Hoa - Bí thư của thôn - rạng rỡ chỉ cho chúng tôi xem những nơi sẽ trồng thêm cây xanh, những nơi dành để trồng bồn hoa, nơi sẽ láng xi măng và đặt một vài cái ghế đá hay các vật dụng để cho người già và trẻ nhỏ nghỉ ngơi, vui chơi. Chị xúc động cảm ơn Công đoàn cơ quan và một số cá nhân trong đoàn đã quyên góp để cùng xóm hỗ trợ gia đình chị Phạm Thị Hải cải tạo, chỉnh trang vườn, nhà.

Sự tận tâm, nhiệt huyết và chu đáo, cẩn trọng trong từng việc nhỏ của những bí thư, những người dân như chị Hoa và các bác thợ mà chúng tôi đã gặp ở thôn Liên Tiến, xã Mai Phụ khiến chúng tôi thêm vững tin và tràn đầy niềm hi vọng. Bất giác, tôi mơ về một ngày trở lại nơi đây, được ghé ngồi nhấm nháp cốc chè xanh cùng các ông cụ, bà cụ dưới gốc Trân già đang trổ hoa, ngắm con đường rợp mát bóng cây, rực rỡ sắc hoa và rộn tiếng nô đùa của trẻ nhỏ; phóng mắt xa một chút, ngay kế bên con đường, là mênh mông cánh đồng hoa màu trù phú đang hứa hẹn một mùa bội thu đặc sản của quê hương xứ sở… Vẫn trên những con đường như thế, đậm đà sắc màu cỏ cây, hoa lá của xứ sở, ta ghé thăm đền thờ vị vua tài đức Mai Hắc Đế - nơi có cả hai cây đa được công nhận là Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, thăm Nhà thờ Nguyễn Xứng, thăm Chùa Triều Sơn và cả cây thị hàng trăm tuổi (cũng đã được công nhận là cây di tích lịch văn hóa), … hay thẳng ra bờ sông Hạ Vàng mênh mang trữ nguồn tài nguyên hải sản… Có ai cùng chung giấc mơ với tôi không?

                                        Trần Tuyết Nhung

 Tags: chúng tôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm376
  • Hôm nay47,235
  • Tháng hiện tại822,513
  • Tổng lượt truy cập91,996,242
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây