Học tập đạo đức HCM

Ngư dân Hà Tĩnh vững vàng bám biển

Thứ hai - 29/10/2012 20:18
- Từ đầu năm đến nay, xã Thạch Kim (Lộc Hà - Hà Tĩnh) đã thành lập được 7 tổ đội hợp tác đánh bắt trên biển. Nhờ đó, giờ đây, mỗi lần đi biển, ngư dân không còn lạc lõng và người ở nhà cũng vơi bớt nỗi lo.

Cảng cá Thạch Kim luôn tấp nập tàu thuyền ra vào.

Rộn ràng ngày ra khơi

Thời điểm bắt đầu mùa khai thác chính trong năm, cảng cá Thạch Kim luôn tấp nập với hàng trăm tàu cá lớn nhỏ. Ngư dân tất bật chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu cho chuyến ra khơi khiến khu vực cầu cảng luôn ồn ào, nhộn nhịp.

Chị Chu Thị Hải ở xóm Sơn Bằng vừa chuẩn bị một số ngư cụ cho chồng ra khơi, vừa cười vui nói với chúng tôi: “Tàu cá của chúng tôi chỉ dưới “90 ngựa” (công suất dưới 90CV - NV) thôi nhưng mỗi lần đi cũng 10-15 ngày. Mẹ chồng và các bác đi cả, mình tôi với mấy đứa nhỏ ở nhà chờ tàu về là ra bến nhập cá”.

Hiện, cảng cá Thạch Kim có trên 300 tàu thuyền lớn nhỏ. Đây cũng là địa phương có đội tàu mạnh và hoạt động khá hiệu quả.

Theo thống kê của xã Thạch Kim, tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 127 tàu cá, trong đó có 30 chiếc trên 90CV, tức là có thể tham gia đánh bắt xa bờ. Số còn lại khai thác từ vùng lộng trở vào. “Hai năm trở lại đây, hoạt động đánh bắt xa bờ của chúng tôi đã trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn”, ông Hà Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết.

Theo ông Tân, nhờ đánh bắt hiệu quả, một số ngư dân đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp phương tiện, thiết bị. Đơn cử như anh Hoàng Công Vương (xóm Hoa Thành) sở hữu 2 tàu cá, vừa đầu tư hơn 2 tỷ đồng đóng mới tàu cá trên 200CV.

“Tàu hiện đại cho phép ngư dân vươn xa và khai thác có hiệu quả. 6 tháng đầu năm 2012, toàn xã đánh bắt được 1.200 tấn hải sản, cả năm phấn đấu vượt con số 2.500 tấn”, ông Tân hồ hởi chia sẻ.

Ngư dân không lạc lõng

Một tín hiệu đáng mừng là phần lớn ngư dân tự nguyện tham gia các tổ chức hội nghề cá, tổ hợp tác trên biển.

Thạch Kim có 2.016 hộ với 10.700 khẩu, chủ yếu làm nghề đi biển. Hai năm qua, dưới sự chỉ dẫn và vận động của chính quyền địa phương, bà con đã gia nhập 7 tổ hợp tác trên biển.

“Tham gia tổ hợp tác, mỗi thành viên sẽ có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong hoạt động khai thác. Nhờ đó, ngư dân sẽ đoàn kết và làm ăn có hiệu quả hơn”, ông Tân giải thích.

Ông Nguyễn Tiến Vui, năm nay 56 tuổi, nhưng đã có hơn 40 năm làm nghề đi biển. Từng trải qua nhiều hoàn cảnh nguy hiểm giữa biển cả, nhất là khi đối mặt với mưa bão, ông cảm thấy vui mừng với sự ra đời của các tổ hợp tác. “Bây giờ chúng tôi ra khơi đều có anh em, bạn bè xung quanh nên rất vững tâm. Những khi gặp khó khăn, chúng tôi liên lạc với nhau để ứng cứu. Bản thân tôi đã 2 lần tham gia cứu nạn cho các thuyền bạn trong mùa mưa bão năm trước”, ông Vui nói.

Ông Tân cho biết thêm: “Những năm gần đây, ngư dân được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều thiết bị quan trọng, phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ hiệu quả và an toàn. “Hiện, mỗi tàu cá đi biển đều được hỗ trợ bộ đàm và máy Icom nên việc thông tin trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Đó là điều hết sức quan trọng vì nghề biển truyền thống từ trước đến nay quá thiếu các thiết bị thông tin nên phải chịu nhiều thiệt hại cả về người và tài sản”.

Tuy thế, hiện ngư dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu là thiếu vốn. “Hiện, mỗi chuyến đánh bắt ngoài khơi kéo dài khoảng 2 tuần. Trong khoảng thời gian đó, chi phí xăng dầu và thức ăn cho mỗi tàu công suất lớn là khá cao. Nếu không có đủ vốn, ngư dân sẽ rất khó khăn”, anh Biên Ngọc Châu, chủ một tàu cá ở xóm Hoa Thành trăn trở.

Anh Châu cho biết thêm, ngư dân còn thiếu trầm trọng nguồn vốn để nâng cấp, tu sửa tàu thuyền chứ chưa nói là đóng mới. “Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đang triển khai cho ngư dân vay vốn thế chấp, nhưng nguồn vay còn hạn chế và thời hạn quá ngắn. Do thiếu vốn, khoảng 50% ngư dân Thạch Kim vẫn đang ra biển với những con tàu đóng trên 10 năm”, anh Châu nói.

Hà Đặng
Nguồn:kinhtenognthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay23,729
  • Tháng hiện tại574,442
  • Tổng lượt truy cập83,630,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây