Học tập đạo đức HCM

Người dân Lộc Hà hồi phục nhịp điệu phát triển chăn nuôi

Thứ sáu - 08/10/2021 09:47
Người chăn nuôi Lộc Hà (Hà Tĩnh) nỗ lực khắc phục khó khăn do dịch viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi và cúm gia cầm gây ra để duy trì và phát triển đàn vật nuôi, góp phần ổn định sinh kế, tăng thu nhập.
94d3075925t29996l0

Để đàn bò an toàn, ngoài chăm sóc tốt thì gia đình ông Mai Đình Tình (xã Hồng Lộc) còn thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tạo khoảng cách giữa các chuồng nuôi và thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

Cách đây 5 tháng, khi dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò tại địa bàn vừa tạm lắng thì ông Mai Đình Tình (thôn Quan Nam, xã Hồng Lộc) đã mua ngay 5 con bê lai giống 3B trị giá 130 triệu đồng về nuôi.

Nhờ làm tốt công tác phòng dịch, được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tiền thức ăn (225 ngàn đồng/con/tháng theo Đề án thí điểm cải tạo và phát triển đàn bò của huyện Lộc Hà giai đoạn 2020 - 2023) và chăm sóc tốt nên hiện nay, đàn vật nuôi phát triển tốt, khỏe mạnh. Nếu thuận lợi, khoảng 3 - 4 tháng nữa là ông Tình có thể xuất chuồng với mức giá từ 45 - 50 triệu đồng/con.

94d3080132t58061l0

Các thành viên HTX thanh niên Thượng Phú vừa thả thêm lứa bê lai 3B lên đến 15 con.

Với phương châm ổn định, phát triển sản xuất gắn với đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đàn vật nuôi, các thành viên HTX thanh niên thôn Thượng Phú (xã Hồng Lộc) đã tập trung khắc phục mọi khó khăn do dịch viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi gây ra để duy trì đều đặn 1.800 con lợn liên kết và phát triển đàn bò lên 34 con.

Đáng nói là, mặc dù đang trong giai đoạn ngành chăn nuôi gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng HTX này vẫn mạnh dạn mở rộng chuồng trại, đầu tư kinh phí để nuôi mới lứa bê lai 3B lên đến 15 con.

94d3101355t86822l0

Trên địa bàn xã Hồng Lộc hiện có khoảng 80 ngàn con gia cầm.

Ông Hồ Sỹ Liên - cán bộ địa chính, nông nghiệp xã Hồng Lộc thông tin thêm: “Vừa phòng chống dịch, vừa duy trì và phát triển chăn nuôi đã giúp xã Hồng Lộc duy trì được đàn trâu, bò 2.600 con (thuộc diện lớn nhất huyện), đàn lợn 4.500 con, đàn gia cầm 80.000 con”.

94d3103816t24966l0

Người nuôi lợn quy mô nông hộ ở Lộc Hà tiếp tục tái đàn gắn với thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch để kịp xuất bán vào dịp cuối năm.

Không chỉ Hồng Lộc mà ngành chăn nuôi ở 11/12 xã, thị trấn ở Lộc Hà (trừ xã Thạch Kim) đều đã trụ vững trong các đợt dịch viêm da nổi cục, lở mồm long móng, cúm gia cầm... xảy ra trong nhiều tháng qua. Nhiều địa phương phát triển mạnh chăn nuôi như: Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Bình An, thị trấn Lộc Hà, Thịnh Lộc...

94d3102230t3256l10 1

Nhiều hộ chăn nuôi ở các xã Bình An, Tân Lộc đang chú trọng nuôi vịt đàn để tăng thu nhập.

Dù ảnh hưởng của dịch bệnh trên đàn vật nuôi và dịch COVID-19, nhưng ngành chăn nuôi Lộc Hà vẫn cơ bản duy trì được sự ổn định so với năm trước. Toàn huyện hiện có gần 8.000 con trâu, bò, 10.000 con lợn, gần 200.000 con gà, gần 15.000 con vịt và đang có dấu hiệu tăng lên.

94d3102114t32438l0

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà kiểm tra mô hình hỗ trợ nuôi bò 3B ở xã Tân Lộc.

Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: Hiện nay, ngành chăn nuôi ở Lộc Hà đang có xu hướng “ấm” dần, bà con nông dân đã bắt đầu trở lại nhịp điệu sản xuất cũ. Thời gian tới, ngành NN&PTNT sẽ cùng chính quyền các cấp, người chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi dựa trên tinh thần đảm bảo an toàn dịch bệnh, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả sản xuất, phù hợp với diễn biến của thị trường…

Lộc Hà là địa phương đầu tiên ở Hà Tĩnh xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò (giữa tháng 12/2020), khiến 718 hộ chăn nuôi ở 11/12 xã, thị trấn bị ảnh hưởng. Tổng số bò mắc bệnh là 883 con, trong đó số bò, bê bị chết phải tiêu hủy 104 con, với trọng lượng 12.798 kg.

Cùng với một số đợt dịch cúm gia cầm thì vào đầu tháng 4/2021, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn huyện và có 7 địa phương bị ảnh hưởng với tổng số lợn chết, tiêu hủy là 330 con, tổng trọng lượng 23.626 kg.

Hiện nay, các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi đều đã được khống chế.


Theo Tiến Phúc/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập631
  • Hôm nay47,928
  • Tháng hiện tại707,255
  • Tổng lượt truy cập93,084,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây