Học tập đạo đức HCM

Khai thác sứa mang lại thu nhập cao cho ngư dân

Thứ tư - 27/03/2013 21:43
Nghề đánh bắt, thu mua, chế biến sứa đang trở thành cứu cánh của rất nhiều người dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân). Về Xuân Yên mới thấy được nghề này đã và đang đem lại nguồn thu không nhỏ, góp phần XĐGN cho ngư dân vùng biển nơi đây.

Đầu tư ít, lãi nhiều

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, vùng biển Xuân Yên lại nhộn nhịp bởi đây là thời điểm mùa sứa biển về. Đến bãi biển, trước mặt chúng tôi, hàng trăm chiếc thuyền, mảng đang chuẩn bị rẽ sóng ra khơi vớt sứa. So với các nghề khác, việc đầu tư đánh bắt sứa đơn giản và ít tốn kém. Chỉ mất một lần đầu tư, gồm máy thuyền loại nhỏ, máy phát điện, vợt đủ rộng để bao quanh sứa… tổng cộng chỉ khoảng 50 - 60 triệu đồng cho 1 chiếc thuyền ra khơi.

Khai thác sứa mang lại thu nhập cao cho ngư dân
Đời sống nhiều ngư dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân) được cải thiện nhờ khai thác

Ngư dân Hoàng Văn Nhâm cho biết: “Thường vào vụ sứa, cả xã chỉ người già, trẻ em ở nhà, còn hầu hết đều tham gia vào việc khai thác. Bình quân, 1 tàu với 3 lao động có thể thu nhập từ 500.000 - 1,5 triệu đồng/đêm. Nếu thời tiết thuận lợi, không có gió mùa thì mỗi tàu cũng đánh bắt được từ 200 - 300 đầu sứa/đêm, cá biệt, có những hộ đánh bắt được 500 - 700 đầu sứa/đêm. Mỗi thuyền khai thác sứa sau 1 ngày đi biển, tiền dầu hết khoảng 100.000 đồng nên chỉ cần đánh bắt được 4 - 5 tạ với giá bán hiện nay là 1.500 đồng/kg là đã có lãi”.

Theo ông Phan Văn Lịch - Chủ tịch UBND xã Xuân Yên: “Trước đây, người dân không quan tâm đến việc khai thác sứa bởi chưa có thị trường tiêu thụ. Nghề này mới chỉ thực sự sôi động và phát triển vào khoảng 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, năm 2012, tổng lượng khai thác hải sản của xã đạt 1.024 tấn, trong đó khai thác và chế biến sứa đạt 520 tấn với giá trị kinh tế gần 2,6 tỷ đồng. Đánh bắt sứa phụ thuộc vào con nước, thời tiết và diễn ra chủ yếu vào ban đêm, trung bình mỗi đêm có khoảng 150 phương tiện tàu thuyền lớn nhỏ tham gia vào việc khai thác sứa”. Sau khi thu mua, sứa sẽ được sơ chế loại bỏ thân lấy phần đầu, tay, chân, qua khâu cắt tỉa… rồi chuyển vào ngâm muối trong bồn và làm sạch. Cuối cùng, sứa được đóng thùng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Mỗi thùng khi xuất bán có giá khoảng 500.000 đồng.

Anh Trần Quốc Thái (49 tuổi, ở xã Xuân Yên) - chủ một xưởng thu mua, chế biến sứa nhiều năm nay cho biết: “Hiện nay, xưởng được đầu tư 5 máy quay đánh sứa, 2 máy xay sứa và tạo việc làm cho gần 20 lao động, thu nhập mỗi tháng từ 4-4,5 triệu đồng. Mỗi vụ, xưởng bao tiêu gần 11 tấn sứa, lãi gần 60 triệu đồng, còn những gia đình ngày ngày ra biển khai thác sứa, qua 1 vụ cũng kiếm được 10-15 triệu đồng”.

Còn lắm gian nan

Tuy khai thác, chế biến sứa có giá trị kinh tế cao nhưng người làm sứa vẫn rụt rè chưa dám mạnh dạn đầu tư. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do tư thương ép giá. Những lúc đánh bắt được nhiều thì giá lại giảm do trên địa bàn xã hiện nay các xưởng thu mua, chế biến ít; chủ yếu vẫn bán sang Trung Quốc với giá bấp bênh. Ngay cả các chủ xưởng thu mua sứa cũng bị động về giá cả.

Khai thác sứa mang lại thu nhập cao cho ngư dân
Tuy khai thác, chế biến sứa có giá trị kinh tế cao nhưng người làm sứa vẫn rụt rè chưa dám mạnh dạn đầu tư do tư thương ép giá.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, sứa chế biến thì nhập cho các đại lý lớn ở Quảng Ninh nên khi đối tác bảo giảm giá mua thì giảm chứ chủ xưởng không thể tự làm chủ giá cả sản phẩm mình làm ra. Từ rất lâu, các xưởng chế biến sứa trong xã mong muốn liên kết với nhau để có đầu ra với giá cả ổn định, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Khai thác và chế biến sứa mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần XĐGN, tăng nguồn thu cho xã hội. Để nâng cao tính bền vững của nghề khai thác và chế biến sứa, thiết nghĩ, cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ hơn từ khâu khai thác đến thu mua, chế biến. Cùng với nuôi trồng thủy, hải sản, nghề vớt sứa và thu mua chế biến sứa đang giúp ngư dân Xuân Yên XĐGN, tiến tới làm giàu với sức lao động của chính mình. Tuy nhiên, ngành chức năng cần có sự quản lý đối với các cơ sở chế biến nhằm đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản trên vùng biển.

LOAN NGUYỄN - HUY HUẤN (SVTT)
baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,016,477
  • Tổng lượt truy cập92,190,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây