Học tập đạo đức HCM

Nữ kỹ sư trẻ và niềm đam mê trồng dưa lưới công nghệ cao

Thứ tư - 12/09/2018 05:01
Với mong muốn đưa mô hình trồng dưa lưới trong“nhà màng” theo công nghệ Isarel thâm nhập và phát triển tại quê hương mình, năm 2017 nữ kỹ sư trẻ ngành nông nghiệp Phan Thị Kim Chung đã từ bỏ nghề giáo viên trường Trung cấp Nông lâm Bình Định để về xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân đầu tư phát triển mô hình trồng dưa sạch cho thu nhập cao.

Mô hình trồng dưa lưới trong “nhà màng” của kỹ sư trẻ Phan Thị Kim Chung ở thôn Khang Thịnh, xã Xuân Viên là mô hình trồng dưa sạch đầu tiên ở huyện Nghi Xuân. Tận dụng khuôn viên vườn của gia đình khá rộng và thoáng chị Chung đã đầu tư trên 500 triệu đồng để làm 3“nhà màng”, mỗi nhà rộng trên trên 300m cùng với hệ thống tưới nước tự động hẹn giờ theo công nghệ Isarel, trong đó chị bố trí một nhà dùng để trồng dưa lưới, một nhà trồng dưa leo và một nhà trồng cà chua. Vụ đầu tiên chị trồng trên 700 gốc dưa, sau hơn 2 tháng chăm sóc đã cho vụ thu hoạch đầu tiên với sản lượng gần 2 tấn dưa loại 1, theo giá bán tại thời điểm thu hoạch là trên 50 nghìn đồng một kilôgam, chị đã thu về trên 100 triệu đồng. Hiện lứa dưa thứ 2 đang phát triển khá tốt và khoảng gần trên 2 tuần nữa sẽ cho thu hoạch.

Sinh ra và lớn lên trên vùng quê nghèo xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, từ nhỏ Phan Thị Kim Chung đã mơ ước trở thành kỹ sư ngành nông nghiệp. Năm 2009 sau khi tốt nghiệp kỹ sư nông học tại trường Đại học Thái Nguyên cô kỹ sư trẻ tiếp tục tu nghiệp chuyên ngành nông nghiệp tại Isarel khoảng 1 năm rồi về làm giáo viên trường trung cấp nông lâm Bình Dương.

Trong quá trình học tập và công tác chị Chung đã tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệp về kỹ thuật trồng dưa lưới. Đặc biệt là trong quá trình tu nghiệp tại Isarel đã bổ sung cho Chung nhiều kiến thức quý về kỹ thuật trồng dưa sạch công nghệ cao. Với tính năng động, thích khám phá nên năm 2017 chị Chung đã quyết định từ bỏ nghề giáo viên nông nghiệp tại trường trung cấp nông lâm Bình Dương để trở về quê hương với mong muốn đưa mô hình trồng dưa lưới trong “nhà màng” theo công nghệ Isarel thâm nhập và phát triển tại quê hương mình.

Mong ước đưa cây dưa lưới về trên quê hương của cô kỹ sư trẻ Phan Thị Kim Chung đã gặp muôn vàn khó khăn thử thách khi phải chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 2 năm 2017 đã làm đổ sập toàn bộ 3 nhà dưa lưới sắp đến kỳ thu hoạch. Toàn bộ số tiền gần 500 triệu đồng chị Chung tích góp được trong thời gian làm giáo viên và làm thêm ngoài giờ đã bị thiên tai cuốn sạch. Để mong ước của mình không dang giở, Chung đã phải nỗ lực làm thêm nhiều nghề như nhận chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; làm phiên dịch tiếng Đài Loan.

Với sự nỗ lực không biết mệt mỏi và với niềm đam mê của mình, sau 2 năm gây dựng, hiện nay chị Chung đã có một mô hình trồng dưa lưới, dưa leo, cà chua rộng trên 1000m khá quy mô và hiện đại. Theo ước tính của chị Chung thì mỗi năm sẽ trồng được khoảng từ 3-4 lứa dưa lưới; 4 lứa dưa leo; 4 lứa cà chua. Nếu thuận lợi thì chỉ sau 2 năm sẽ thu hồi được vốn bỏ ra ban đầu.

Nhận thấy quê hương Xuân Viên còn nhiều đất nông nghiệp bỏ hoang chị Chung đã liên kết với các nhà đầu tư đồng thời xin chủ trương triển khai dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Xuân Viên có quy mô 5 ha với số tiền gần 3 tỷ đồng, hiện nay dự án của chị đang được chính quyền địa phương xem xét để chấp thuận đầu tư. Ngoài trực tiếp trồng tại nhà chị Chung đang còn trực tiếp hỗ trợ về chuyển giao kỹ thuật và công nghệ trồng dưa lưới cho một số bà con trong vùng và ở các tỉnh như Nghệ An, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hy vọng rằng sự thành công từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của kỹ sư trẻ Phan Thị Kim Chung sẽ mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Nghi Xuân.
 

Theo: Anh Đức/nghixuan.hatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay52,864
  • Tháng hiện tại828,142
  • Tổng lượt truy cập92,001,871
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây