Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM ở Nghi Xuân: Trở ngại nhiều, quyết tâm cao!

Thứ năm - 05/12/2013 19:01
Theo lộ trình, năm 2013, xã Xuân Viên phải hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM nhưng hiện tại mới chỉ đạt nửa yêu cầu. Các xã: Xuân Hội, Cương Gián, Xuân Lĩnh cũng đang “vất vả” trên lộ trình về đích vào năm 2015. Dù rất nỗ lực nhưng do nhiều trở ngại, khiến Nghi Xuân lâm vào khó khăn...
 
Xây dựng NTM ở Nghi Xuân: Trở ngại nhiều, quyết tâm cao!
Nhân dân thôn 5, xã Xuân Lam (Nghi Xuân) làm đường giao thông nông thôn.

“Có 3 tiêu chí khó khăn nhất đến nay Xuân Viên vẫn còn “nợ” và chắc chắn không thể hoàn thành trong năm nay là: an ninh trật tự, hệ thống chính trị, cơ sở vật chất trường học, mặc dù ở thời điểm hiện tại, 6 tiêu chí khác đều đạt từ 80-90%. 3 xã đăng ký hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nêu trên, xã nhiều nhất là Xuân Hội mới đạt 10 tiêu chí” - Phó Văn phòng BCĐ xây dựng NTM huyện Nghi Xuân - Lê Thanh Bình cho biết.

Trong xây dựng NTM thì đề án sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, thực tế ở các xã, công tác quy hoạch chi tiết vùng quy hoạch, sản xuất tập trung còn hạn chế mà nguyên nhân được xác định là thiếu vốn. Về lý thuyết thì công tác này Nhà nước bỏ 100% vốn, nhưng thực tế nguồn tiền này hiện chưa có nên rất khó thực hiện. Không phải là trọng điểm lúa nên xuất khẩu lao động chính là điểm nhấn tạo đột phá cho 2 xã: Cương Gián, Xuân Hội đi lên. Song, thẳng thắn nhìn nhận thì yếu tố tạo đà này không phát huy được tác dụng bởi nhiều lao động sau khi “ôm” một khoản tiền về nước lại tìm đến những mảnh đất “hứa” khác để đầu tư.

Xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu hàng năm 70-80 tỷ đồng cho xã Cương Gián, nhưng có một nghịch lý ít người biết là tỷ lệ hộ nghèo ở đây vẫn chiếm hơn 12%. Theo đánh giá của ông Bình, thì đây là những hộ “nghèo truyền kiếp”, vì vậy, vấn đề giảm nghèo đang là một thách thức lớn.

Khó khăn nhất trong xây dựng NTM ở các xã là thay đổi tư duy làm kinh tế. Thay đổi lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức làm ăn lớn cũng đồng nghĩa với việc bỏ ra một nguồn vốn lớn đầu tư phát triển nông nghiệp lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro nên người dân không mặn mà.

Trạm y tế cả 3 xã đều đạt chuẩn giai đoạn 1. Tuy nhiên, sau một thời gian dài không được nâng cấp nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Thiếu nguồn từ các dự án nên công tác khắc phục, sửa chữa chưa biết khi nào mới thực hiện được. Đặc biệt, với mật độ dân cư dày đặc như ở Xuân Hội thì việc triển khai xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, trường học đang khiến địa phương lúng túng, lãnh đạo xã đau đầu.

Khó khăn là vậy, gian nan là thế, nhưng huyện Nghi Xuân vẫn quyết tâm cao. Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã làm hơn 40 km đường GTNT với tổng số vốn đầu tư hơn 17 tỷ đồng cùng hơn 20.000 ngày công đóng góp của nhân dân. Đến cuối năm 2013, huyện sẽ hoàn thành 63 km như nghị quyết HĐND đặt ra từ đầu năm.

Cùng đó, huyện còn tạo mọi điều kiện để các hộ tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của tỉnh (các quyết định: 26/2012/QĐ-UBND và 09/2013/QĐ-UBND) đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi tập trung. Đã có 557 khách hàng được vay với tổng dư nợ 67 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, toàn huyện có 268 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 5 con trở lên…

Vẫn còn hơn 2 năm để các xã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy nội lực, mong mỏi lớn nhất của huyện Nghi Xuân là đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM; đặc biệt là cơ chế lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu như: kiên cố hóa kênh mương, trường học, trạm y tế. Đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng âu thuyền tránh trú bão tại Xuân Hội và phát triển thêm nhiều đội tàu đánh bắt xa bờ; hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện quy hoạch phát triển KT-XH vùng ven chân núi Hồng Lĩnh.

Hoài Nam
Nguồn baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay20,398
  • Tháng hiện tại774,145
  • Tổng lượt truy cập84,750,562
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây