Học tập đạo đức HCM

“Cú hích” cho các xã vùng Mỏ sắt Thạch Khê

Thứ tư - 24/07/2013 05:24
Thực hiện Đề án phát triển bền vững KT-XH các xã chịu ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 946 (gọi tắt Đề án 946), thời gian qua, chính quyền địa phương các xã bị ảnh hưởng đã tập trung triển khai khôi phục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng của Đề án 946, xã Thạch Đỉnh đã quy hoạch vùng “Sản xuất rau an toàn” với tổng diện tích 6,7 ha. Năm 2013, xã triển khai trồng thí điểm cho 150 hộ dân ở xóm 3 và xóm 10 với giống bí xanh Tre Việt. Sau hơn 2 tháng chăm sóc theo tiêu chuẩn kỹ thuật rau an toàn, lứa thu hoạch đầu tiên, 7 hộ dân ở xóm 3 đã thu hoạch được 6,5 tấn bí xanh. Điều vui mừng của các hộ dân trồng bí ở Thạch Đỉnh là sản phẩm được doanh nghiệp thu mua tận chân ruộng với giá 3.000 đồng/kg. Theo tính toán của người dân, với năng suất và giá bán ổn định như hiện nay, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 5 triệu đồng/sào.

Ông Trương Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Đỉnh cho biết, để ra đời được mô hình “Sản xuất rau an toàn” và thu được kết quả như vụ này, phải nói đến sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn vốn 946. Mặc dù số vốn không lớn, nhưng đã giúp nông dân đầu tư xây dựng được phần hạ tầng, như: hàng rào, hệ thống tưới tiêu, đường nội vùng và đặc biệt là tổ chức tập huấn kỹ thuật, kêu gọi bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, bà con có thêm động lực để an tâm sản xuất.

Cũng từ nguồn hỗ trợ 946, xã Thạch Bàn đã triển khai mô 3 hình chăn nuôi lợn hướng nạc quy mô 20 con/hộ và nhân rộng 7 mô hình nuôi cá chẽm trong ao đất, tổng diện tích 4 ha. Anh Nguyễn Tiến Quân (xóm Bắc Sơn) là một trong 3 hộ dân được hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn, cho biết, nhờ có nguồn hỗ trợ 10 triệu đồng từ đề án nên gia đình anh đã đầu tư được hệ thống biogas. Trước đây, do không có công trình xử lý chất thải chăn nuôi nên gia đình anh chỉ dám nuôi mỗi lứa 3-5 con lợn để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Chủ tịch xã Thạch Bàn cho biết: hiện nay, xã đang triển khai xây dựng mô hình sản xuất rau, củ quả theo hướng VietGap với quy mô 2,5 ha, mô hình nuôi tôm thâm canh quy mô 2 ha và mô hình nuôi ngao thương phẩm 6 ha. Địa phương đang đề xuất được hỗ trợ giống, phân bón, hệ thống kênh điều tiết nước và phần chuyển giao kỹ thuật với tổng kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - Nguyễn Quốc Hương thì trong điều kiện khó khăn chung nên nguồn vốn từ Đề án 946 hỗ trợ cho các xã phát triển sản xuất đang rất hạn chế. Tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã bị ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê trong năm 2012 mới giải ngân được 500 triệu đồng. Mặc dù nguồn vốn không lớn, chưa phủ rộng nhưng đã hỗ trợ cho người dân một phần về giống, kỹ thuật và điều quan trọng nhất là tạo được động lực để người dân an tâm sản xuất”. Năm 2013, các địa phương đã và đang triển khai đề án phát triển sản xuất với các mô hình: rau củ, quả theo hướng VietGap, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa chất lượng cao và đề xuất hỗ trợ về giống, hạ tầng, tập huấn chuyển giao kỹ thuật với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hương, nếu đề án được thực hiện đúng lộ trình, đảm bảo mục tiêu, sẽ là cú hích lớn trong việc đẩy nhanh phát triển KT-XH theo hướng bền vững, ổn định dân cư, đáp ứng hiệu quả lâu dài về phát triển kinh tế và an sinh xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường cho các xã vùng mỏ Thạch Khê.


 

Mục tiêu của Đề án 946 là sắp xếp, ổn định dân cư, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái, phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/năm và sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo; GQVL, tăng cường hướng nghiệp cho người lao động, phấn đấu tỷ lệ lao động được qua các lớp đào tạo, tập huấn đạt trên 90%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 10%; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 0,65%/năm. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với bảo đảm QPAN. Tổng mức đầu tư dự kiến Đề án 946 khoảng 1.677 tỷ đồng.

Bá Tân
Theo baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập805
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại749,552
  • Tổng lượt truy cập93,127,216
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây