Học tập đạo đức HCM

Thạch Tân - Rạng ngời trang sử

Thứ năm - 18/12/2014 21:04
Tôi trở lại Thạch Tân (Thạch Hà), miền quê ân tình ghi đậm dấu ấn tuổi thơ những ngày sơ tán với bao cảm xúc bồi hồi, xúc động, mừng vui như người con đi xa trở về. Càng mừng vui hơn khi được biết xã nhà vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước, trường tiểu học đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2014, xã chính thức hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Một Thạch Tân hôm nay bừng tươi sức sống mới vẫn không làm lòng người nguôi quên những năm tháng gian khổ mà hào hùng với tình người, tình đất sâu nặng.

Quá khứ là ngọn đuốc soi đường

Mải mê ngắm những ngôi nhà rực rỡ, những con đường quen mà lạ, thênh thang rộng mở, phút chốc, xe chúng tôi đã dừng trước trụ sở Đảng ủy, UBND xã. Một trung tâm hành chính cấp xã khang trang, được quy hoạch bề thế. Bí thư Đảng ủy Nguyễn Hữu Thường đón chúng tôi với nụ cười đôn hậu, phấn khởi: “Chúng tôi đang hoàn tất mọi công việc để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm thành lập xã. 6 thập niên qua, Đảng bộ và nhân dân xã nhà đã vượt qua bao gian nan để lớn mạnh cùng quê hương, đất nước. Niềm vui lớn, nhất là ý Đảng - lòng dân hòa làm một để cùng xây đắp NTM đẹp giàu”.

Thạch Tân - Rạng ngời trang sử

Sức sống mới trên quê hương Thạch Tân.

Qua câu chuyện của Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi được biết, trước Cách mạng tháng Tám 1945, Thạch Tân nằm trong xã Đại Nài và Văn Thư cũ. Năm 1954, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, xã Thăng Bình (Thạch Hà) được chia làm 3 xã: Thạch Bình, Thạch Hòa và Thạch Tân. Thạch Tân gồm toàn bộ xã Văn Thư cũ và 5 làng: Hương Nao, Mỹ Trai, Thiện Niệm, Nủi Cầu, xóm Lòi của xã Đại Nài. Đơn vị hành chính tuy mới nhưng cư dân Thạch Tân đã quần tụ và sinh sống quanh dòng sông Rào Cái từ xa xưa, thể hiện qua câu đối trước cổng đình Nủi:

Đại địa sơn xuyên chung tú khí

Nài giang phong thủy ái kỳ quan

Người dân ở đây chuyên nghề trồng trọt, chăn nuôi xen nghề đi rừng và chài lưới ven sông. Nắng mưa, lam lũ, lại bị bom đạn tàn phá, nhưng họ vẫn kiên cường chống chọi, thủy chung với truyền thống cha ông, bám đồng, bám ruộng, dốc sức cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Các dòng họ như: Nguyễn, Trần, Lê, Đặng, Đậu, Trương, đời này qua đời khác gìn giữ truyền thống học hành khoa bảng, đánh giặc giữ nước. Trong đó, nổi danh có Nguyễn Hoành Từ - Đệ nhị giáp Tiến sĩ, Thượng tướng quân Lê Tự Biên, chiến sĩ cộng sản Trần Quốc Thụ... Đặc biệt, trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, Thạch Tân vừa là cửa ngõ phía Tây Nam của thị xã Hà Tĩnh, vừa là bình phong lớn che chở, ôm ấp lấy trung tâm tỉnh lỵ.

Với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Thạch Tân đã tiễn hàng trăm con em lên đường nhập ngũ; sẵn sàng nhường nhà, nhường đất, làm hầm hào đảm bảo an toàn cho 27 cơ quan của tỉnh và thị xã; cưu mang hơn 208 hộ dân Vĩnh Linh và hàng trăm gia đình từ thị xã lên sơ tán; huy động hàng ngàn ngày công san lấp hố bom cho xe ra tiền tuyến... Trong gian lao, khó nhọc, người Thạch Tân càng ngời lên những phẩm chất cao cả. 128 người con mãi mãi không trở về; 81 người mang trong mình thương tật suốt đời; 12 Bà mẹ Việt Nam anh hùng quặn lòng vì mất con. Quá khứ đau thương nhưng rất đỗi hào hùng đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho thế hệ hôm nay vững tin và quyết tâm hoàn thành tâm nguyện của những người đã ngã xuống.

Nhịp điệu ngày mới

Chiến tranh đi qua, bằng giọt mồ hôi, bàn tay và khối óc, Đảng bộ, nhân dân Thạch Tân lại cùng nhau xây dựng xã nhà “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Sau hàng chục năm phấn đấu, đặc biệt là sau 4 năm thực hiện Quyết định 491 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-ĐU ngày 28/11/2011 của Đảng ủy xã về xây dựng NTM, xã nhà đã hoàn thành 19 tiêu chí. Cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua thử thách, gian lao, nhưng nếu Đảng “bắt mạch” được khát vọng, mong ước của lòng dân và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để khơi dậy sức dân thì mục tiêu sẽ sớm trở thành hiện thực.

Thạch Tân - Rạng ngời trang sử

Trụ sở cơ quan hành chính Thạch Tân đã khang trang

Đầu tiên, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân góp công, góp của; hiến đất để giải phóng mặt bằng. Từ năm 2000 đến nay, mỗi khẩu bình quân đóng 50.000 đồng/năm làm giao thông nông thôn, 15 kg thóc/năm làm kênh mương bê tông. Hơn 100 hộ dân đã hiến 45.000 m2 đất, trị giá hàng chục tỷ đồng; đóng góp hàng chục ngàn ngày công giải tỏa 42 tuyến giao thông với chiều dài 15.700m; góp hàng nghìn m3 đất nâng cấp lề đường; cải tạo hàng trăm vườn tạp, xây mới hàng ngàn mét hàng rào bê tông và hàng rào xanh, trồng 3.580 cây bóng mát. 12/12 khu dân cư mẫu đã được xây dựng, trong đó, Mỹ Triều là điểm chỉ đạo của tỉnh. Mỹ Triều cũng là địa chỉ trồng rau an toàn với quy mô 2,1 ha.

Toàn xã Thạch Tân hiện có 5 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 135 ha tại 5 xóm và 39 mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, trong đó, 2 mô hình nuôi lợn thịt quy mô 550 con/lứa tại xóm Văn Minh, 1 mô hình nuôi gà quy mô 16.000 con tại xóm Tiến Bộ, 1 HTX trồng nấm 30 thành viên, 3 tổ hợp chăn nuôi lợn liên kết quy mô từ 20 con/hộ, hàng chục hộ nuôi vịt quy mô 500 con. Tận dụng thế mạnh cửa ngõ trung tâm tỉnh lỵ, 218 hộ đã tham gia kinh doanh dịch vụ, trong đó có 15 doanh nghiệp. Đây chính là chỗ dựa của xã để góp phần đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay, cơ sở hạ tầng KT-XH của xã rất tốt.

Thạch Tân - Rạng ngời trang sử

Thi đấu thể thao chào mừng ngày thành lập xã Thạch Tân

Trong niềm vui chung về bộ mặt nông thôn đổi mới, người dân xã nhà càng tự hào khi truyền thống học hành của con em được phát huy. 3 trường học đạt chuẩn, trường tiểu học được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, trường THCS xếp thứ 2 toàn huyện. Họ Trần Văn có 3 cháu đạt học sinh giỏi quốc gia, 3 tiến sĩ là con em của những nông dân “một nắng, hai sương”. Cơ sở vật chất văn hóa ít nơi sánh được với 12/12 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; chùa Giai Lam, đài tưởng niệm liệt sĩ, sân vận động xã... đẹp và khang trang, trở thành những địa chỉ sinh hoạt văn hóa, thu hút hàng ngàn người dân trong xã và các địa phương lân cận. Đồng bào giáo - lương đoàn kết, năng động, chung sức xây cuộc sống mới.

Về Thạch Tân những ngày này, nghe tiếng hát từ đội văn nghệ quần chúng xã, ngắm bức tranh nông thôn ngày mới, chúng tôi cảm nhận rất rõ nhịp điệu cuộc sống náo nức và tươi vui. Chợt liên tưởng đến lời của Bí thư Đảng ủy Nguyễn Hữu Thường: “60 năm là động lực, là hành trang để Đảng bộ và nhân dân xã nhà viết tiếp trang sử ngày mới cho hôm nay và con cháu mai sau”.

Minh Huệ - Quang Sáng
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập726
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại783,201
  • Tổng lượt truy cập93,160,865
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây