Học tập đạo đức HCM

Xã Thạch Văn (Hà Tĩnh): “Lội ngược dòng” về đích nông thôn mới!

Chủ nhật - 26/06/2016 10:27
Những năm qua, xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), một địa phương đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách 106 vùng bãi ngang đã trở mình vươn lên mạnh mẽ trên con đường phát triển kinh tế- xã hội. Và là xã điểm lĩnh xướng vai trò tiên phong, đại diện cho vùng bãi ngang đầu tiên của huyện Thạch Hà hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2015.

Từ bao đời nay, xã Thạch Văn chỉ được nhắc đến bởi đói nghèo lạc hậu, xóm làng hiu hắt trải dài theo những triền cát trắng mênh mông buồn dọc bên mép sóng bãi ngang. Vào thời điểm này đúng 10 năm trước ( Năm 2005) tỷ lệ hộ nghèo ở đây chiếm gần 40%, cở sở vật chất hạ tầng hầu như chưa có gì,  đời sống của người dân còn gặp muôn vàn khó khăn, bà con rủ nhau bỏ vào miềm Nam làm ăn, xóm làng hiu quạnh tiêu điều!..

Quang cảnh làng nông thôn kiểu mẫu ở xã Thạch Văn

Quang cảnh làng nông thôn kiểu mẫu ở xã Thạch Văn.

Năm 2010, cuộc cách mạng xóa đói giảm nghèo ở Thạch Văn mới bắt đầu được nhắc đến bằng dự án 106 ( chương trình xóa đói giảm nghèo vùng bãi ngang) và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, phải đợi đến năm 2014 với sự ra đời của dự án trồng rau trên cát bằng công nghệ cao mới chính thức làm thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ của người dân, và thậm chí ngay đối với một số cán bộ Đảng viên từ tư tưởng “xóa đói giảm nghèo” đến ý thức làm giàu.

Dự án trồng rau sạch trên cát bằng công nghệ cao mở ra cơ hội tạo việc làm ổn định cho người lao động nông thôn và đem lại lợi ích kinh tế cao; góp phần quan trọng đối với việc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển; và là nền tảng cho Thạch Văn nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, mở mang dịch vụ…

Ông Nguyễn Khắc Dong, chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: Điểm xuất phát của chương trình mục tiêu Quốc gia phong trào xây dựng nông thôn mới ở Thạch Văn có thể nói là từ con số không, đến nay đã đạt được 6 tiêu chí gồm: Trường họcGiáo dụcVăn hóa, Y tế, An ninh và hình thức tổ chức sản xuất.

Để phấn đấu đạt được 6 tiêu chí ấy là cả một sự phấn đấu nỗ lực hết mình của chính quyền và nhân dân xã của cả một quá trình. Chính vì vậy, khi đưa ra chỉ tiêu phấn đấu từ nay đến cuối năm 2015 Thạch Văn sẽ cắn đích nông thông mới 19/19 tiêu chí, bước đầu  nhiều người còn cho đó là ý tưởng “điên rồ”.

Mô hình trồng rau trên cát

Mô hình trồng rau trên cát.

Trên thực tế, căn cứ vào kết quả những gì đã làm được, những tiềm năng lợi thế đang được khai thác, và đặc biệt là trên tinh thần đoàn kết thống nhất một lòng của toàn Đảng, toàn dân trong xã đã tạo ra một không khí thi đua ngay từ đầu năm, nên không có gì là lạ khi Thạch Văn sẽ là xã bãi ngang đầu tiên của huyện Thạch Hà cắn đích nông thôn mới.

Theo số liệu thống kê của UBND xã thì cuối tỷ lệ hộ nghèo ở đây đã giảm xuống còn 6,9%. Phấn đấu đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống dưới  5%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng/1 năm;  thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 8 tỷ đồng…

Căn cứ vào thực tế cho thấy, riêng dự án trồng sau sạch trên cát bằng công nghệ cao là một dự án  điểm của tỉnh. Đây là mô hình chuẩn, được nhiều địa phương khắp cả nước đến tham quan học tập kinh nghiệm. Hiện tại, dự án đã thực hiện trên diện tích 200 ha và sẽ được nhân rộng với diện tích 1.500 ha vào cuối năm 2015 cung cấp nguồn rau sạch cho Khu kinh tế Vũng Áng và trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, còn mở rộng thị trường trong ngoài nước.

Song song với dự  án trồng rau trên cát, Thạch Văn bắt đầu xuất hiện nhiều mô hình kinh tế  có hiệu quả khác, như mô hình dịch vụ thu mua chế biến hải sản Hồ Liên; mô hình thu mua chế biến nông sản Trần Hùng, hay dịch vụ vật liệu xây dựng Nguyệt Bính… với doanh thu hàng chục tỷ đồng/ 1 năm. 

Đối với cơ sở vật chất kết cầu hạ tầng nông thôn hiện còn khoảng 5km cuối cùng trong hệ thống kênh mương nội đồng toàn xã;   2km trục đường giao thông bê tông xã,  6km đường giao thông bê tông nội thôn; 2 nhà Văn hóa thôn Đông Văn và Nam Văn; chợ nông thôn; môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng tới tỷ lệ hộ dân sử dụngnước sạch,  các hoạt động không gây ô nhiễm và khu xử lý rác thải…

Công trình giao thông nông thôn

Công trình giao thông nông thôn.

Tất cả những công trình trên đã được khảo sát, gọi vốn theo chương trình 946 ( chương trình vốn đầu tư của các xã vùng mỏ sắt Thạch Khê); nguồn vốn của chương trình đầu tư YEDP; nguồn hỗ trợ của UBND tỉnh; nguồn vốn từ ngân sách địa phương và nguồn huy động và đã được thực hiện trong quý II và sẽ tiếp tục triển khai vào quý III tới.

Có thể nói, phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Thạch Văn như một làn gió mới  làm thay đổi hoàn toàn diện mạo quê hương. Được như vậy, trước hết phải nói đến sự tập trung vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân, người dân biết xác định rõ vai trò công dân của mình ý thức được phong trào xây dựng nông thôn mới không phải là dự án đầu tư mà là sự án của toàn dân, do dân thực hiện, và hưởng lợi từ chính thành quả của mình.

Điều đó được chứng minh trên tinh thần phát huy nội lực, trung bình mỗi năm huy động được từ 100-120 tỷ  đồng, hàng vạn ngày công.  Và trong quá trình thực hiện, có hơn 4.000m2 đất của người dân tự nguyện hiến cho nhà nước để làm các công trình mà không hề đắn đo.

Theo Ngọc Vượng/baodansinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập888
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,584
  • Tổng lượt truy cập93,135,248
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây