Học tập đạo đức HCM

Tượng Sơn khởi sắc sau 20 thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thứ hai - 17/08/2020 10:14
Xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong những điểm sáng về thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020. Chìa khóa mở ra những thành công của Phong trào ở nơi đây là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tinh thần đoàn kết, đồng thuận của người dân.
Tượng Sơn khởi sắc sau 20 thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Tượng Sơn là một xã thuộc vùng biển ngang của huyện Thạch Hà, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chưa đầy 5 km. Toàn xã có diện tích tự nhiên là 823,14 ha; có 1.193 hộ với 4.770 nhân khẩu, được bố trí trên 7 đơn vị thôn; trong đó có 01 đơn vị 100% theo đạo thiên chúa với 682 nhân khẩu, chiếm 13% dân số trong toàn xã.

Thời điểm trước khi triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đời sống của người dân Tượng Sơn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục bị mai một. Hệ thống thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của nhân dân. Vì vậy,  ngay sau khi Bộ Văn hoá, Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UB/VX về việc phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Trên cơ sở đó, UBND xã Tượng Sơn đã phát động phong trào này. Tiến hành thành lập Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp xã. Xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra, phúc tra các danh hiệu văn hóa, nắm bắt tình hình thực tế để cùng cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, có biện pháp chỉ đạo giúp cho hoạt động phong trào từng bước đi vào nề nếp, đạt kết quả cao.

Phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” là một nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng thôn văn hóa. Phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Sau 20 năm thực hiện, phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã trở thành phong trào sâu rộng, có ý nghĩa chính trị, xã hội hết sức sâu sắc, tác động mạnh đến tâm tư tình cảm của mọi người, trách nhiệm của mọi tổ chức xã hội. Năm 2003, toàn xã đạt 60,5% gia đình văn hóa nhưng đến năm 2019 toàn xã đạt 95,03% gia đình văn hóa. Số lượng và chất lượng gia đình văn hóa ngày càng được nâng cao. Công tác tôn vinh, khen thưởng các gia đình có thành tích xuất sắc và đạt danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm được tuyên dương tại ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 hằng năm.

Phong trào xây dựng thôn văn hóa, trong quá trình thực hiện phong trào, các thôn đã tập trung giúp nhau giảm hộ nghèo, phát triển bền vững. Các hoạt động vay vốn, duy trì các tổ tiết kiệm giúp vốn của các chi hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã có nhiều chuyển biến tích cực, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, tiêu biểu có thôn Thượng Phú 10 năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3. Cùng với sự phát triển của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt của các làng quê ngày càng khởi sắc, nhiều thôn sau khi được công nhận danh hiệu thôn văn hoá, tổ dân phố văn hoá đã trở thành điểm sáng, giữ vững danh hiệu nhiều năm liên tục như thôn Thượng Phú, Hà Thanh, Sâm Lộc. Năm 2010, toàn xã có 3/10 thôn (khi chưa sát nhập) đạt danh hiệu thôn văn hóa nhưng đến nay 7/7 thôn đạt và giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa.

Cuộc vân động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả to lớn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Với phương châm “huy động sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân”, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làm mục tiêu, lấy khu dân cư làm địa bàn thực hiện, cuộc vận động đã tạo điều kiện mở rộng dân chủ trực tiếp của dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị tư tưởng trong nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Kết quả, đến nay, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Phong trào xóa đói giảm nghèo đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ổn định phát triển kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 là 45,8%, đến năm 2019 hộ nghèo còn 0%, hộ cận nghèo 6,4% theo chuẩn nghèo mới, điều kiện về nhà ở đối với hộ nghèo được cải thiện. Nếu như năm 2000, trên địa bàn xã chưa có mô hình phát triển kinh tế, mô hình nổi trội, nhưng đến năm 2019 trên địa bàn xã đã xây dựng được 121 mô hình sản xuất vừa và nhỏ cho thu nhập cao. Ngoài ra cấp ủy, chính quyền còn xác định phát triển kinh tế vườn hộ cũng là thế mạnh của xã phụ cận thành phố nên đã tập trung chỉ đạo, động viên nhân dân phá bỏ vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ xây dựng vườn mẫu cho thu nhập cao. Nếu như năm 2000 chưa có vườn mẫu, nhưng đến năm 2019 đến năm 2020 đã có hơn 88 vườn mẫu cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng/năm. Đến nay, đã có 4/7 thôn đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, còn 3 thôn đã đạt 85% kế hoạch. Công tác khuyến học đã được địa phương chú trọng và triển khai thực hiện tốt. Hội khuyến học từ xã đến thôn hoạt động có hiệu quả, 7/7 thôn đều có chi hội khuyến học.

Phong trào xây dựng “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa” đã thực sự tạo ra nhiều hoạt động văn hoá, thể thao sôi nổi, có tác động rất lớn đến đời sống văn hóa của người lao động, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, dân chủ; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động . Đến nay, đã có 3 cơ quan, đơn vị được kiểm tra, công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” gồm UBND xã Tượng Sơn, trường Mầm Non, trường Tiểu học Tượng Sơn.

Việc thực hiện “Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội” đã được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm. Trong những năm gần đây, đa số các đám cưới đều được đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống quê hương. Việc cưới của công dân đảm bảo tính pháp lý, thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình. Việc đăng ký và trao giấy kết hôn được tổ chức tại UBND xã theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức trong 01 ngày (trước kia 2-3 ngày). Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá lâu trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng. An táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Các thôn đều thành lập Ban tổ chức lễ tang để tổ chức việc tang nhanh gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với phong tục địa phương. Còn việc thực hiện nếp sống văn minh về lễ hội được thực hiện nghiêm túc. Từ năm 2013 – 2018, xã Tượng Sơn đã được vinh dự đón nhận 04 di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh gồm: Nhà thờ Trần Đình Lãng thôn Hà Thanh, nhà thờ Trần Danh Lập, nhà thờ Nguyễn Phi Nghi, nhà thờ Nguyễn Trọng Đình thôn Bắc Bình. Việc tổ chức lễ hội đón nhận danh hiệu Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ, tiết kiệm, gọn nhẹ.

Việc xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng 20 năm qua cũng có nhiều khởi sắc, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, khi lồng ghép với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt chuẩn; 7/7 Nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tổng kinh phí gần 7,5 tỷ đồng. 7/7 thôn có khu thể thao, có sân bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, bóng bàn... đầy đủ các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân. Hàng năm, các thôn đạt và giữ vững tiêu chí Văn hóa, Cơ sở vật chất văn hóa góp phần giúp xã nhà về đích xây dựng xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2019.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức sôi nổi và thường xuyên. Mỗi năm, tổ chức được 8 - 10 giải thể thao; 3 - 4 chương trình văn nghệ. Là đơn vị đứng tốp đầu trong toàn huyện, đạt các thành tích cao trong các giải thể thao, các hội thi, hội diễn. 7/7 thôn và xã có Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm Nghệ - Tĩnh hoạt động có hiệu quả. Phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" ngày càng được đẩy mạnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đến nay, số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 53.5%; số gia đình thể thao đạt 78.7%. Toàn xã có 27 câu lạc bộ thể thao; 100% số trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa; Các hoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, thể dục dưỡng sinh cũng được duy trì hoạt động thường xuyên tại các địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được như đã nói trên, phong trào không tránh khỏi những hạn chế như: Một số thành viên Ban chỉ đạo xã chưa vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chưa đồng đều. Công tác chỉ đạo triển khai phong trào ở một số khu dân cư có bước phát triển nhưng chưa đồng đều. Một số đơn vị phong trào phát triển chưa thường xuyên và chưa có chiều sâu. Chi ủy, Ban công tác Mặt trận thôn có lúc chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức đến phong trào. Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp nhân dân chưa đồng đều, vai trò của các chi hội, chi đoàn chưa được phát huy triệt để. Việc huy động Quỹ vì người nghèo ở một số khu dân cư việc tuyên truyền, vận động còn yếu, trông chờ vào quỹ hỗ trợ của cấp trên và các nhà tài trợ nên hiệu quả chưa cao. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã được xã hội hóa nhưng chưa đều, chưa thường xuyên liên tục. Tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan chưa được đẩy lùi triệt để…

Vì vậy, trong giai đoạn mới, để giữ vững và phát triển phong trào, cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Nghị quyết số 33 –NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và huyện Thạch Hà về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, Ban chỉ đạo cấp xã, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, huy động sự tham gia tích cực của nhân dân. Tiếp tục làm chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đơn vị, đoàn thể, nhân dân về vai trò quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của phong trào; chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến. Xây dựng lồng ghép triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn thực hiện Phong trào với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, triển khai thực hiện phong trào để đảm bảo các danh hiệu văn hóa thực hiện đúng thủ tục, tiêu chuẩn, thẩm quyền công nhận theo các quy định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của phong trào. Rà soát, phát huy các mô hình tốt, loại bỏ những mô hình bị trùng lắp, không hiệu quả. Xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến, qua đó nhân rộng trên địa bàn toàn xã, góp phần đưa phong trào phát triển có chiều sâu, chất lượng. Khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị điển hình tiên tiến, đồng thời phê phán, kỷ luật những cá nhân, tập thể vi phạm để động viên, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển.

Nguyễn Nga/http://sovhttdl.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm235
  • Hôm nay46,954
  • Tháng hiện tại853,985
  • Tổng lượt truy cập88,209,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây