Học tập đạo đức HCM

Anh Đinh Xuân Luận làm kinh tế giỏi từ vườn đồi

Thứ năm - 01/03/2018 10:02
Mỗi khi nhắc đến anh Đinh Xuân Luận ở thôn 6 xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang thì nhiều người dân nơi đây đều biết đến với thái độ yêu mến và cảm phục bởi sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế gia đình. Từ một hộ nông dân thuộc diện khó khăn, đến nay gia đình anh Luận đã vươn lên trở thành nông dân sản xuất giỏi, cho thu nhập mỗi năm trên 400 triệu đồng.
Vườn cam trĩu quả đã đưa lại cho gia đình anh Đinh Xuân Luận thu nhập khoảng 300 triệu đồng trong năm 2017
Vườn cam trĩu quả đã đưa lại cho gia đình anh Đinh Xuân Luận thu nhập khoảng 300 triệu đồng trong năm 2017
Hơn 15 năm trước cũng như bao gia đình khác ở trong vùng, cuộc sống của gia đình anh Đinh Xuân Luận vô cùng khó khăn. Trở về địa phương sau 2 năm tham gia nghĩa vụ quân sự, khi lập gia đình, vợ chồng anh chỉ có tài sản duy nhất là căn nhà gỗ lụp xụp được bố mẹ riêng cho trên vùng đất trại của gia đình. Với diện tích đất đồi rộng lớn, anh thấy việc phát triển kinh tế vườn rừng là phù hợp nên đã cùng với vợ tập trung khai hoang, phở đất để trồng keo nguyên liệu và trồng cam kết hợp với chăn nuôi thêm trâu, bò, dê, ong lấy mật và gà thả vườn theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, vừa tận dụng sức kéo, vừa phân bón cho cây. Nhờ siêng năng, cần cù chịu khó nên đến nay vườn đồi hơn 3ha của gia đình anh đã được bao phủ bởi màu xanh của rừng keo nguyên liệu trên 5 năm tuổi; 500 gốc cam với hơn 200 gốc đã cho thu hoạch, chăn nuôi 6 con trâu bò, 15 con dê, 7 tổ ong và hàng trăm con gà với tổng thu nhập mỗi năm trên 400 triệu đồng.
Anh Đinh Xuân Luận sử dụng vôi bột để phun phòng trừ các loại sâu, nấm bệnh trên cây cam thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Sơn Thọ vốn nổi tiếng bởi sản phẩm cam bù, cam chanh. Tuy nhiên qua thực tế sản xuất, bản thân anh Luận nhận thấy mặc dù các loại giống cam ở đây rất tốt nhưng bà con nhân dân chủ yếu vẫn trồng và chăm sóc theo phương thức truyền thống như làm cỏ, bón phân và phun thuốc Bảo vệ thực vật...công sức đầu tư bỏ ra nhiều, trong khi thị trường không năm nào được ổn định, giá cả bấp bênh cộng với tâm lý e ngại của người tiêu dùng nên vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Từ những trăn trở đó, anh Đinh Xuân Luận đã chủ động tiếp cận với các chương trình phát triển kinh tế liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như tìm hiểu, thăm quan các mô hình phát triển kinh tế qua Hội Nông dân xã, tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, từ đó dần tích lũy kiến thức, kinh nghiệm riêng cho bản thân. Năm 2017, anh đã tự tìm tòi ,sáng tạo ra cách sử dụng vôi bột để phòng trừ các loại sâu, nấm bệnh trên cây cam thay vì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như trước, vừa rút ngắn công sức, giảm chi phí đầu tư, vừa đảm bảo sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm…Bản thân tự mày mò, sáng tạo vừa tiên phong đi đầu áp dụng, thành quả qua 1 năm có được ngoài sức tưởng tượng của anh bởi cây cam được áp dụng hình thức phun vôi bột đều phát triển tốt, hạn chế được tối đa các loại nấm, sâu bệnh, năng suất chất lượng cam đạt cao, quả to, đều, màu sắc đẹp và rất ngọt được thương lái đến tận vườn để đặt mua với số lượng lớn và giá thành cao hơn. Phấn khởi trước những kết quả đã đạt được anh Luận chia sẻ: để thành công trên đất đồi, ngoài lao động cần cù chịu khó, phải xác định đúng loại cây trồng phù hợp, đồng thời phải biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Không chỉ áp dụng kinh nghiệm để làm giàu cho gia đình mình, anh Luậnh còn giúp đỡ nhiều hộ trong thôn, xã về vốn, giống, kỹ thuật sản xuất và kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn rừng, trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả cao nhất.Bản thân anh và gia đình luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, tạo được uy tín và là tấm gương sáng để mọi người học tập và làm theo.
Những nỗ lực vươn lên không ngừng của nông dân Đinh Xuân Luận trong phát triển kinh tế đã được chính quyền các cấp và bà con nhân dân ghi nhận, giờ đây anh đã có kinh tế vững vàng, một cuộc sống gia đình sung túc. Và hơn hết là những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất được anh Luận chia sẻ cho bà con nhân dân cùng phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Sơn Thọ.
 
Bài, ảnh: Lê Thủy (Đài Vũ Quang)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay30,737
  • Tháng hiện tại123,008
  • Tổng lượt truy cập90,186,401
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây