Học tập đạo đức HCM

Bất cập hạ tầng giao thông ở Vũ Quang

Chủ nhật - 05/06/2016 21:37

Bất cập hạ tầng giao thông ở Vũ Quang

Là huyện miền núi, Vũ Quang hiện còn gặp khá nhiều khó khăn, trong đó có hạ tầng giao thông. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của địa phương...

bat cap ha tang giao thong o vu quang

Một cây cầu dân sinh đối diện với nhà văn hóa thôn 6, xã Đức Bồng đã xuống cấp, gây nguy hiểm cho người qua lại.

Không khó để nhận ra sự thiếu và “yếu” khi lưu thông trên tuyến đường Ân Phú - Cửa Rào (dài 16,5 km), dù đây là đường huyện quản lý, với quy hoạch cấp IV đồng bằng, có nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3,5m. Nếu 7 km đầu của tuyến đường này hiện đã nằm trong dự án trung hạn, thì những km còn lại có khá nhiều điều bất cập. Sự xuống cấp trầm trọng của một số cây cầu trên tuyến đường này khiến người dân địa phương và những người thường xuyên phải qua lại cảm thấy bất an.

Cầu Hói Cai là một trong số đó. Dừng lại khá lâu bên cầu cùng anh Võ Tá Bảo - Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, mới thấy được sự lo lắng của những người tham gia giao thông là hoàn toàn có cơ sở. Hai đầu cầu hõm xuống, hở hoác thấy cả đáy. Mặt cầu hẹp, lan can hai bên đứt gãy, nhiều chỗ đã sập từ lúc nào.

Anh Nguyễn Hữu Toàn, người thường qua lại trên tuyến đường này thấy chúng tôi lúi cúi chụp ảnh cũng dừng xe máy tâm sự: “Mỗi lần qua cầu, nhất là lúc có xe ngược chiều hoặc hôm trời mưa thì nguy cơ mất an toàn rất cao... Hơn nữa, tuyến đường này cũng rất dễ xẩy ra tai nạn do lề đường nhiều đoạn bị xói mòn, trũng sâu so với mặt đường...”. Anh Bảo thừa nhận: Cả 5 cây cầu trên tuyến đường này cũng có chung hiện trạng...

Ân Phú - Cửa Rào chưa phải là tuyến có cầu, đường xấu nhất trong các tuyến đường huyện quản lý. Theo báo cáo của huyện, trong tổng số trên 121 km của 13 tuyến đường do huyện quản lý, có gần 27 km được đánh giá là xấu và rất xấu. Hệ thống đường thuộc xã quản lý cũng nằm trong tình trạng chung đó. Trong tổng số 533,34 km do cấp xã quản lý, có xấp xỉ 90 km đường xấu và rất xấu. Điều đáng bàn hơn là hiện nay, trên địa bàn Vũ Quang, có nơi chưa có cầu dân sinh, nơi có thì cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, điển hình là bến đò Liên Châu (xã Đức Liên), hay cầu đối diện với nhà văn hóa thôn 6, xã Đức Bồng...

Chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế; việc phát huy lợi thế, tiềm năng của huyện miền núi có nhiều đất lâm nghiệp của Vũ Quang cũng bị ảnh hưởng bởi đường vào các khu chăn nuôi, sản xuất tập trung, trang trại tổng hợp... trên địa bàn chưa có đường giao thông đảm bảo cho việc đi lại, phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa.

Nguyên nhân chính khiến hệ thống giao thông Vũ Quang vừa thiếu, vừa “yếu” là do thiếu kinh phí đầu tư. Đây cũng là tình trạng chung của các địa phương trong cả nước.

Để khắc phục phần nào tình trạng trên, huyện cũng đang triển khai tích cực một số giải pháp. Theo đó, rà soát lại quy hoạch để điều chỉnh một số tuyến đường cho phù hợp chức năng như: tuyến đường thị trấn – Hương Minh - Hương Thọ điều chỉnh thành tuyến đường liên xã với chức năng là đường gom cho tuyến đường Hồ Chí Minh. Cùng với đó, huyện sử dụng lồng ghép các dự án để triển khai thực hiện như tận dụng dự án biến đổi khí hậu, nguồn vốn ODA (đã có đề xuất sử dụng nguồn vốn ADB để xây dựng tuyến đường Đức Hương - Đức Liên -Hương Thọ, với chiều dài 8,5 km), nguồn vốn trung hạn (đã có chủ trương đầu tư tuyến đường Sơn Long - chợ Bộng, bao gồm 8 km tuyến đường Ân Phú - Cửa Rào).

Một giải pháp khác không kém phần quan trọng, lại hoàn toàn nằm trong sự chủ động của huyện, phù hợp với tình hình thực tế địa phương là huyện tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền tỉnh sớm cấp giấy phép các mỏ vật liệu xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Được biết, Vũ Quang đang xin chủ trương cho phép sử dụng các tài nguyên dồi dào, sẵn có như: đất, cát, đá, cuội suối..., để phục vụ xây dựng đường giao thông nhằm giảm giá thành xây dựng.

Ngoài ra, huyện cần tập trung hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, hiến công trình trên đất, huy động mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống giao thông huyện đảm bảo an toàn, phục vụ tốt cho sự phát triển của địa phương.

Trọng Tuệ/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập542
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,510
  • Tổng lượt truy cập92,022,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây