Học tập đạo đức HCM

Đoàn cán bộ huyện tham quan, học mô hình trồng Cam tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình

Thứ ba - 07/06/2016 12:01
Từ ngày 3 đến 5 tháng 6, Đoàn công tác của UBND huyện do Đ/c Phạm Quốc Thanh – Phó chủ tịch UBND huyện dẫn đầu đã tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm tổ chức sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm cam tại huyện Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình. Cùng đi với đoàn có Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện Phạm Hữu Bình, các thành viên Hội sản xuất và kinh doanh cam Vũ Quang. Tiếp và làm việc với đoàn về phía huyện Cao Phong có các Đ/c Võ Ngọc Kiên - Bí thư Huyện uỷ; Đinh Đức Lân - Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ; Phạm Văn Long – Chủ tịch UBND huyện, các phòng, ngành liên quan.

Đoàn cán bộ huyện tham quan, học  mô hình trồng Cam tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình

Tại huyện Cao Phong, đoàn đã được các đồng chí lãnh đạo huyện trực tiếp chỉ dẫn và tham quan một số mô hình, loại cam đang được trồng trên địa bàn huyện. Cam Cao Phong là một đặc sản lâu đời của tỉnh Hòa Bình, có hương vị thơm, ngọt đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tháng 11 năm 2014, tỉnh Hòa Bình đón nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm Cam Cao Phong. Đây là bước đột phá mang tính chiến lược trong phát triển tài sản trí tuệ, là cơ hội lớn mở ra cho người dân trồng cam ở huyện Cao Phong, hướng tới tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. 

Sau một năm được công nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm Cam Cao Phong đã khẳng định giá trị thương hiệu, phấn đấu trở thành thương hiệu nông sản mang tầm vóc quốc gia có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn. Chính vì những lý do trên , huyện Vũ Quang đã quyết định đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Cao Phong.

Sau khi tham quan một số vườn cam, Đoàn công tác của huyện Vũ Quang đã có buổi làm việc với lãnh đạo và các ban ngành liên quan của huyện Cao Phong. Tại đây, Đ/c Phạm Hữu Bình; Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã báo cáo một số nét chính về tình hình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của huyện Vũ Quang. Đồng chí cho rằng đặc điểm địa hình của 2 huyện có nhiều nét tương đồng, diện tích chủ yếu là đồi núi, được người dân đưa cây cam vào trồng. Tuy nhiên hiện nay Cao Phong đã xây dựng được thương hiệu cam, sản phẩm đã vươn ra các thị trường lớn. Còn huyện Vũ Quang đang trên tiến trình xây dựng thương hiệu  cam. Qua đợt tham quan, học tập lần này, huyện Vũ Quang mong muốn được huyện Cao Phong chia sẽ kinh nghiệm, cách làm hay trong kỷ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bán sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt là kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm cam.

Đ/c Phạm Hữu Bình; Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện tặng bức tranh Đại thi hòa Nguyễn Du cho lãnh đạo huyện Cao Phong

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Cao Phong cũng đã bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi được huyện Vũ Quang đến học tập kinh nghiệm tại huyện Cao Phong. Về tình hình trồng cam tại địa phương, lãnh đạo địa phương cho biết, hiện nay toàn huyện Cao Phong có trên 1.500 ha cam, với  các loại cam chủ yếu là cam Xã Đoài, cam V2, cam Canh…  Vụ cam năm 2015 - 2016 sản lượng cam toàn huyện đạt khoảng 21.000 tấn. Mùa vụ thu hoạch kéo dài khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi ha cam cho thu nhập gần 2 tỷ đồng. Cam Cao Phong đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng cả nước. Nhiều người trở thành tỷ phú nhờ trồng cam.

Để cây cam phát triển tốt, huyện đã quy hoạch vùng trồng cam, các thành viên của THT, HTX, doanh nghiệp sản xuất được cung cấp tem, nhãn thương hiệu.

Các cán bộ kỷ thuật và người dân huyện Cao Phong cũng đã chia sẽ thêm những cách làm hay, kinh nghiệm, kỷ thuật trồng và chăm sóc, xây dựng và bảo vệ thương hiệu Cam Cao Phong.

Đoàn cán bộ huyện Vũ Quang và huyện Cao phong trao đổi kinh nghiệm trồng lẫn nhau

Tại buổi làm việc, Đ/c Phạm Hữu Bình; Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện đã cảm ơn sự tâm, đón tiếp và sự chia sẽ của cán bộ lãnh đạo và người dân huyện Cao Phong  dành cho đoàn công tác. Qua đợt tham quan, học tập kinh nghiệm lần này là điều kiện tốt để huyện Vũ Quang rút ra được  kinh nghiệm quý giá trong việc chăm sóc, phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm cam.

Theo: vuquang.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập813
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm812
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,579
  • Tổng lượt truy cập93,137,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây