Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ phong trào giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình

Thứ sáu - 11/03/2016 03:31

Hiệu quả từ phong trào giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình

Những năm qua cùng với các tổ chức hội đoàn thể, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vũ Quang đã có nhiều việc làm thiết thực thu hút ngày càng đông đảo các hội viên tham gia vào các phong trào thi đua sản xuất nông, lâm nghiệp, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho hội viên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 
Năm 2016 là  năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vũ Quang đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm đưa phong trào hội ngày càng phát triển, góp phần xây dựng kinh tế xã hội địa phương, qua đó cụ thể hoá các mục tiêu nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện, Đảng bộ tỉnh đề ra.
 
Là hội cơ sở tiêu biểu trong vận động chị em tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội phụ nữ xã Đức Liên, huyện Vũ Quang đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích chị em tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hội phụ nữ xã còn vận động hội viên thực hành tiết kiệm làm theo lời bác. Với mức đóng góp từ 10- 20 ngàn đồng/ hội viên/ tháng, đến nay hội đã duy trì được nguồn quỹ gần 50 triệu đồng để giúp chị em vay vốn, phát triển kinh tế. Riêng trong năm 2015 từ nguồn quỹ này gần 15 hội viên đã được vay vốn để xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Qua đó đã nâng mức thu nhập của các hộ hội viên từ 50 đến 120 triệu đồng/ năm. Điển hình như gia đình chị Trần Thị Thanh, thôn Tân Lệ, xã Đức Liên là người mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình, bước vào đầu năm 2015 được sự  tuyên truyền, vận động của Hội phụ nữ xã chị đã bàn bạc với chồng vay một số vốn từ Ngân hàng chính sách huyện, Quỹ hội phụ nữ tỉnh, huyện, xã để đầu tư  xây dựng chuồng trại chăn nuôi  lợn nái, chăn nuôi thỏ, đồng thời xin gia nhập Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái liên kết của xã Đức Liên. Nhờ được hướng dẫn khoa học, kỹ thuật một cách bài bản cùng với sự giúp đỡ hộ trợ từ các chị em khác nên đàn lợn nái, lợn thịt của gia đình chị đều phát triển tốt. Từ năm 201 đến đầu năm 2016 gia đình chị xuất bán 2- 3 lưa lợn con, xuất bán trên 5 tấn lợn thịt, 30kg thỏ và các nguồn khác đã đưa về cho gia đình chị thu nhập trên 100 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Thư, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đức Liên, huyện Vũ Quang cho biết thêm: Thời gian qua phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cùng nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã được Hội LHPN Đức Liên chú trọng đẩy mạnh. Ngay từ đầu năm, Hội đã chỉ đạo cơ sở nắm chắc số hộ nghèo trên địa bàn, lập sổ theo dõi số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ từ đó xây dựng kế hoạch, không chỉ giúp họ định hướng làm ăn mà còn và tạo điều kiện cho họ vay vốn để sản xuất. Nhờ đó kinh tế gia đình của các chị có chuyển biến rõ rệt và đã giúp nhiều hộ phụ nữ nghèo thoát nghèo bền vững.

 

Hội LHPN xã Đức Giang hiện có 645 hội viên tham gia sinh hoạt tại 7 chi hội. Với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hội viên còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức. Để hoạt động hội thu hút được chị em tham gia, Hội LHPN xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đưa ra nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế, trong đó đã tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện trên 1,6 tỷ đồng cho 55 hội viên vay, Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh trên 300 triệu đồng cho 80 lượt hội viên vay, đồng thời quản lý nguồn quỹ hội trên 70 triệu đồng để cho chị em vay vốn theo hình thức quay vòng. Bên cạnh đó Hội còn phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt công tác vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hội viên để áp dụng vào sản xuất, từ đó nhiều hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn cũng như kiến thức để đầu tư vào sản suất, kinh doanh góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.  
 
Trước đây, gia đình bà Phạm Thị Thọ, thôn 2, Bồng Giang luôn thuộc diện hộ nghèo của xã, mặc dù đất đai nhiều song do chưa biết áp dụng 
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế cũng chỉ đủ ăn, từ khi tham gia sinh hoạt hội được tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đã giúp bà thay đổi cách nghĩ, cách làm. Năm 2013,  bà xin gia nhập THT chăn nuôi lợn liên kết xã Đức Giang, tiến hành vay vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi 50 con lợn thịt, chăn nuôi 3 con bò, hàng trăm con gà vịt và đào ao thả cá, đến nay đã cho gia đình bà thu nhập gần 120 triệu đồng/năm, gia đình bà thoát khỏi nghèo nàn, trở thành hộ có kinh tế khá giả.
 
 
Còn đối với chị Phan Thị Nhung, ở thôn Hợp Phát,  nhận thấy vốn đất nhà mình không mấy rộng, năm 2013 từ 30 triệu được vay qua tín chấp của tổ chức Hội với Ngân hàng chính sách xã hội huyện và nguồn quỹ hội, chị mua 2 con bò và trồng 2 sào cỏ voi để chăn nuôi, đến nay đàn bò của gia đình chị đã phát triển lên 7 con, mỗi năm từ tiền bán bê đã cho gia đình chị thu nhập khoảng 70 triệu đồng, chị đã trả gần hết nợ ngân hàng, kinh tế gia đình dần phát triển đi lên.
 
Xác định giúp hội viên thoát nghèo, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội. Trong thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện đã tăng cường khai thác nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp huyện, Quỹ phát triển phụ nữ… để hỗ trợ hội viên vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đến nay, số vốn các cấp Hội đang quản lý  trên 155 tỷ đồng, giải quyết cho 4.768 hộ vay. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực huy động nguồn vốn trong hội viên thông qua các tổ tiết kiệm đoàn kết, tiết kiệm tín dụng, đẩy mạnh các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo”… Các mô hình trên tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt phụ nữ được vay vốn với lãi suất thấp hoặc không tính lãi. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn, giúp nhau phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cũng đã phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề của tỉnh, của huyện và tranh thủ các chương trình, dự án để mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho chị em phụ nữ, vận động chị em chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay toàn huyện đã có trên 318 mô hình kinh tế cho thu nhập 100 triệu đồng/ năm. Nói về kế hoạch hoạt động của Hội Bà Nguyễn Thị Minh- Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Vũ Quang cho biết về kế hoạch hoạt động của hội trong thời gian tới :Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động hội viên phụ nữ nghèo đứng chủ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn tự nỗ lực vươn lên để thoát nghèo; tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ dạy nghề và đào tạo nghề cho hội viên nghèo...   Nhằm góp phần cùng với huyện nhà đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, về đích đúng lộ trình đã đề ra
 
Có thể khẳng định, từ những hoạt động cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Vũ Quang trong phong trào phát triển kinh tế, đã không chỉ thay đổi cách nghĩ, cách làm mà còn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi hội viên trong sản xuất kinh doanh, giúp nhiều hội viên thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM của địa phương./.
 
Lê Thuỷ
Đài Truyền thanh - Truyền hình Vũ Quang
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại332,092
  • Tổng lượt truy cập85,239,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây