Vũ Quang hiện có tổng diện tích rừng gần 50.000ha chiếm 78% diện tích tự nhiên. Mỗi năm cung cấp khoảng 30.000 đến 40.000 tấn gỗ nguyên liệu để chế biến lâm sản. Giá trị sản xuất ước đạt trên 46 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng giá trị ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị sản xuất từ rừng, đất rừng, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp; hệ sinh thái đa dạng nhưng chưa được quan tâm khai thác; hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất còn bất cập…
Hiện nay trên địa bàn huyện đang xây dựng nhà máy chế biến gỗ MDF, HDF sẽ tạo ra hướng liên kết mới trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Do vậy, đề án phát triển rừng sản xuất gỗ nguyên liệu huyện Vũ Quang, giai đoạn 2018 - 2025 được xây dựng nhằm mục tiêu quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả; khai thác tiềm năng, lợi thế rừng để đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân.
Cụ thể, mục tiêu lũy kế đến năm 2020, tổng diện tích gỗ nguyên liệu rừng trồng là 5.505ha, doanh thu 233 tỷ đồng, quy hoạch vùng sản xuất tập trung 1.323ha/26 vùng, thành lập 46THT, 13 HTX để tổ chức sản xuất. Đến hết năm 2025, ổn định diện tích gỗ rừng trồng là 5.505 ha, tổng doanh thu 603 tỷ, quy hoạch vùng sản xuất tập trung với diện tích 1.658ha/30 vùng, thành lập 58 THT, 21 HTX tổ chức sản xuất...
Góp ý tại cuộc họp, các đại biểu đều cho rằng, việc ra đời Đề án là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu, xu thế phát triển chung, đồng thời kiến nghị chính quyền, các ngành cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch, môi trường; nên áp dụng mô hình nông lâm kết hợp; phát triển rừng trồng gỗ nguyên liệu, thực hiện theo hướng xanh, sạch, bền vững. Quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, vốn ưu đãi và đầu ra sản phẩm…
Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Quốc Thanh đề nghị đơn vị tham mưu, trực tiếp là phòng NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện đề án trên cơ sở các nội dung góp ý của đại biểu.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Quốc Thanh đề nghị đơn vị tham mưu, trực tiếp là phòng NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện đề án trên cơ sở các nội dung góp ý của đại biểu. Trong đó, Đề án phải bám sát quan điểm phát huy tối đa lợi thế của rừng, đảm bảo môi trường và pháp luật. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Đề án cũng như các chủ trương, chính sách để tạo sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người sản xuất. Công ty cổ phần gỗ MDF, HDF Thanh Thành Đạt tăng cường tổ chức đối thoại, gặp mặt các hộ dân để giới thiệu, thảo luận chiến lược sản xuất kinh doanh và cơ chế chính sách của công ty về liên kết trong trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến, vận động ngừoi dân tham gia trồng rừng nguyên liệu.
Theo: Lê Thủy - Thu Hương/vuquang.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;