Học tập đạo đức HCM

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hậu Giang “Nhiều kết quả ấn tượng”

Thứ tư - 24/02/2021 02:01
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mà tỉnh đã tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2018-2020, đồng thời đề ra một số định hướng mới cho giai đoạn tiếp theo. Theo báo cáo của Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh, cho biết:

Đ/c Trần Thanh Nam (Thứ trưởng Bộ NN&PTNT) và Đ/c Đồng Văn Thanh (Chủ tịch UBND tỉnh) trao chứng nhận cho 21 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP năm 2020

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình OCOP được UBND tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2018. Theo đó, khi Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 được UBND tỉnh phê duyệt thì hàng năm Văn phòng điều phối NTM tỉnh đều tiến hành xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo lộ trình, nhiệm vụ đã đề ra. Khi kế hoạch được triển khai, các ngành và địa phương của tỉnh tiến hành nhiều phần việc, giải pháp có liên quan; trong đó tập trung hỗ trợ người dân, tổ chức kinh tế tập thể phát triển sản xuất nhằm xây dựng những sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng của địa phương để hướng đến được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tuyên truyền đến chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ dân sản xuất và cán bộ quản lý chương trình OCOP các cấp về những nội dung cơ bản và giải pháp thực hiện chương trình luôn được Văn phòng điều phối NTM tỉnh phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện thường xuyên.

Cụ thể, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã tổ chức biên soạn quyển sổ tay hướng dẫn chương trình OCOP và tiến hành in, phát với số lượng 6.000 quyển và 60.000 tờ rơ, phát hành 1.500 cuốn sổ tay giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang; tổ chức hơn 48 lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về chương trình OCOP cho doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất, với hơn 1.920 học viên tham dự; đồng thời cắm hơn 500 pano lớn, nhỏ tuyên truyền các nội dung về chương trình OCOP tại các địa phương trong tỉnh... Nhờ thực hiện có hiệu quả nhiều công việc như trên nên từ khi triển khai đến nay, chương trình OCOP luôn nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của các địa phương và chủ thể là doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trong tỉnh.

Những kết quả đạt được:

Sau thời gian thực hiện thì từ tháng 7/2020 đến nay, qua 3 lần tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hiện Hậu Giang có 46 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, có 26 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và 20 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, với 21 chủ thể tham gia. Một số sản phẩm được công nhận OCOP hiện nay có thể kể đến như: nhiều sản phẩm từ cá thát lát, trà mãng cầu, trà khổ qua rừng, một số sản phẩm từ khóm Cầu Đúc, rượu lão tửu Út Tây, cam xoàn, cam sành, chanh không hạt, bưởi Năm Roi, mật ong hương tràm, một số sản phẩm từ sữa dê Ngọc Đào, gạo sạch Vị Thủy... Điều phấn khởi là trong số 21 chủ thể có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đến thời điểm này thì có 4 HTX tham gia, với 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và một sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

 

Quang cảnh Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bên cạnh đó tỉnh cũng đã tổ chức thành công Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP khu vực Phí Nam tại tỉnh Hậu Giang, kết hợp với Lễ công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP đối với 46 sản phẩm của 21 chủ thể có sản phẩm được công nhận, đồng thời tổ chức gian hàng trưng bày nhằm tôn vinh sản phẩm OCOP của tỉnh.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang tại Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP khu vực Phía Nam tại tỉnh Hậu Giang

Mặt khác, qua khảo sát thực tế tại các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh cho thấy, hiện thị trường đầu ra ngày càng được mở rộng và ổn định hơn so với trước khi được công nhận OCOP; đặc biệt nhiều sản phẩm đã được hệ thống kênh phân phối lớn lựa chọn và tiến hành đặt hàng với số lượng lớn về sản phẩm và hợp tác dài hạn. Điển hình như HTX Kỳ Như, ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, nếu như trước khi được công nhận sản phẩm OCOP thì bình quân mỗi tháng HTX chỉ tiêu thụ 200-300kg cá thát lát, còn bây giờ thì số lượng tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Hay tại HTX Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, từ khi sản phẩm “Gạo sạch Vị Thủy” của HTX được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao thì hiện HTX nhận được nhiều lời đề nghị của một số công ty từ Hà Nội đặt hàng làm đại lý phân phối gạo sạch cho HTX. Mặt khác, nhiều người tiêu dùng tại các tỉnh ĐBSCL sau khi biết HTX có gạo sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm cũng gọi điện tìm đến mua sản phẩm. Qua đây có thể nói, khi được công nhận sản phẩm OCOP đã góp phần nâng tầm sản phẩm về thị trường tiêu thụ và giá trị.

Những khó khăn, thách thức:

- Từ khi thực hiện đến nay, chương trình OCOP luôn nhận sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; cùng với đó là công tác phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan của tỉnh và địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh luôn chủ động triển khai nhiều phần việc, giải pháp thực hiện hiệu quả theo nội dung, kế hoạch của tỉnh đề ra. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên chương trình luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình từ người dân, doanh nghiệp và HTX.

Tuy nhiên, khó khăn là cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, công nghệ của chủ thể còn hạn chế. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của địa phương chưa mạnh nên việc còn bán sản phẩm qua khâu trung gian đang là thách thức lớn cho chủ thể. Còn không ít người dân chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình OCOP nên chưa mạnh dạn tham gia; người dân còn sản xuất theo tập quán địa phương, ngại đổi mới; ở một số nơi chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương nên chương trình OCOP còn trầm lắng...

Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới:

- Trước tiên, Văn phòng điều phối NTM tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa, lợi ích của chương trình OCOP đến với doanh nghiệp, HTX, hộ dân sản xuất. Kế tiếp là chọn và tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm OCOP đột phá của tỉnh; qua đây tạo động lực cho các chủ thể thấy được lợi ích của chương trình OCOP, từ đó mạnh dạn đầu tư, cải tiến công nghệ để tạo ra sản phẩm đẹp về kiểu dáng, đảm bảo chất lượng, quy mô sản xuất đúng theo nội dung chương trình “Hành động địa phương hướng đến toàn cầu”.

Bên cạnh đó, đơn vị sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP; cũng như có chính sách ưu tiên đối với các sản phẩm khởi nghiệp nhằm tạo động lực để phát triển trên sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến. Mặt khác, tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP cấp tỉnh; đồng thời thực hiện liên kết để hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường... Ngoài ra, đơn vị cũng đề nghị các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh không ngừng quan tâm giữ vững chất lượng, nâng cao mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường. Những sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao thì tiếp tục nâng tầm sản phẩm để hướng đến 4 sao và cao hơn; ngành chức năng địa phương tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh trong phát triển sản xuất, cũng như quan tâm chăm bồi những sản phẩm tiềm năng của địa phương để sớm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh...

(VP Điều phối NTM tỉnh)

Nguồn tin: nongthonmoi.haugiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay19,995
  • Tháng hiện tại287,618
  • Tổng lượt truy cập92,665,282
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây