Học tập đạo đức HCM

Kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021

Thứ bảy - 25/09/2021 09:15
Ngày 25/9, diễn ra diễn đàn trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021, tại 7 điểm cầu chính gồm TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Nhiều sản phẩm tiêu thụ gặp khó

Tại diễn đàn ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, là địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (diện tích 60.000 ha); hiện tỉnh có 175 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ (có hợp đồng liên kết lâu dài); công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản được quan tâm, hiện có 22 sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền. Đến tháng 9/2021 tỉnh có 131 sản phẩm OCOP (5 sao 7 sản phẩm, 4 sao 66 sản phẩm, 3 sao: 58 sản phẩm).

z2791143232748 e549a95f96d211c2fd172e309b736dd4
 Toàn cảnh diễn đàn trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ nông sản, người sản xuất có sản phẩm không tiêu thụ được, còn người tiêu dùng nhất là người tiêu dùng tại các thành phố lớn thì không có sản phẩm để mua, hoặc phải mua với giá cả quá cao. Trước tình hình đó, Lâm Đồng cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn tiêu thụ nông sản, qua đó đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn cho dân nhân và doanh nghiệp trong một số lĩnh vực.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm như rau, hoa, trái cây và các sản phẩm đặc sản,... không thể tiêu thụ, thậm chí phải hủy bỏ, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, cũng như sản xuất của doanh nghiệp. Qua diễn đàn, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị, Tổ Công tác 970 tiếp tục quan tâm hỗ trợ Lâm Đồng đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản với thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như kết nối phục vụ hỗ trợ xuất khẩu.

z2791005217577 f6649695c8d99b32eb261c92f92b2231
 

Đối với các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, tôi kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp nêu cao tinh thần đề ra giải phòng chống dịch bệnh đảm bảo an toàn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tranh thủ nắm bắt thông tin từ các nhà phân phối và trao đổi một cách thẳng thắn, thiết thực, trọng tâm, trọng điểm để đạt được kết quả cao nhất và nếu có thống nhất để ký kết hợp đồng, hoặc biên bản ghi nhớ tại diễn đàn hôm nay thì thông báo với ban tổ chức để bố trí sắp xếp.

Ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh có gần 40.000 ha cây ăn qua, sản lượng 220.000 tấn, trong đó, sầu riêng hơn 12.000 ha, sản lượng 103.000 tấn; bơ hơn 9.000 ha, sản lượng hơn 80.000 tấn; xoài 1.000 ha, chuối 2.000 ha và nhãn, vải, dứa,… mỗi loại có diện tích từ 2.000 đến 3.500 ha. Hiện, tỉnh có 35 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Đến nay, vấn đề tiêu thụ bơ (tiêu thụ 70.000/82.000 tấn), sầu riêng (tiêu thụ khoảng 80%) cơ bản được giải quyết. Về lâu dài Đắk Lắk mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản - nhất là chế biến sâu, tinh chế; liên kết sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm tươi như trái cây, rau, củ, quả; các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Tỉnh cam kết sẽ tạo môi trường thông thoáng, điều kiện thuận lợi nhất để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư vào Đắk Lắk.

Ông Hồ Phước Thành, PCT UBND tỉnh Gia Lai, cho biết 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 450 triệu USD bằng 73,77% kế hoạch, tăng 12,5% so với cùng kỳ với các mặt hàng chủ lực như: Cà phê: 157.000 tấn, giá trị 250 triệu USD, tăng 9,79% về lượng, tăng 16,82% về giá trị; Mủ cao su: 4.300 tấn/6,4triệu USD, tăng 2,3% về lượng, tăng 8,47% về giá trị; Sản phẩm gỗ: 3,2 triệu USD....

Tuy nhiên, thời gian tới là thời vụ thu hoạch nhiều loại nông sản của tỉnh như: rau các loại diện tích 578 ha sản lượng 8.315 tấn; lúa 49.000 ha, sản lượng hơn 200.000 tấn; ngô 24.433 ha, sản lượng 122.163 tấn....đang rất cần kết nối thị trường để tiêu thụ. Do đó, Gia Lai đề nghị Tổ công tác 970 kết nối tốt hơn với Tổ công tác của tỉnh để tiếp tục tổ chức thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, nhất là các nông sản đang cho thu hoạch từ nay đến cuối năm. Giới thiệu, thu hút đầu tư FDI, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh để xây dựng các nhà máy chế biến nông sản chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức nhiều diễn đàn kết nối, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để giúp tiêu thụ nông sản.

z2791295963097 7d0b516616bffdc3699a28dcee611651

 Tây Nguyên có nhiều loại cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.

Còn theo ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, địa phương đang có 44 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả nhưng chuỗi chưa bền vững để đáp ứng nhu cầu chế biến sâu và xuất khẩu. Đến nay, tỉnh cấp được 24 mã vùng trồng và 8 mã cơ sở đóng gói nhưng mỗi lĩnh vực chỉ hoạt động hiệu quả được 2 mã.

Để cải thiện tình trạng trên, đại diện tỉnh Đắk Nông kiến nghị, trong tháng 9, 10 tỉnh còn một số sản phẩm rau, quả tươi cần được kết nối tiêu thụ như 7.000-9.000 tấn bơ, 12.000-15.000 tấn sầu riêng và một số sản phẩm khác. Về dài hạn, ông Yên đề nghị các bộ ngành có chương trình, đề án, chính sách để thúc đẩy liên kết vùng, kết nối sản xuất, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ trực tuyến và đặc biệt là tăng cường chất lượng chế biến sâu cho nông sản của tỉnh.

Nhiều giải pháp gỡ khó

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong thời gian tới, Diễn đàn sẽ xây dựng sàn giao dịch nông sản của cả nước. Để sàn giao dịch hoạt động có hiệu quả và kết nối tốt người mua và người bán, đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo sát sao để cập nhật các thông tin về tình hình sản xuất, các địa chỉ vùng trồng cũng như đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn. Qua đó đem lại lợi ích giữa người sản xuất cũng như doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ.

Hiện nay, sàn thương mai điện tử sản phẩm OCOP cũng đã đi vào hoạt động, với việc cập nhật thông tin sản phẩm OCOP của Trà Vinh, Bến Tre và Bắc Kạn. Bởi vậy, đề nghị các địa phương trao đổi với Văn phòng Điều phối Trung ương xây dựng nông thôn mới và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn để chúng ta kết nối, cập nhật các thông tin về sản phẩm OCOP trên sàn giao dịch thương mại điện tử, thứ trưởng Nam cho biết.

d016aeab1915ef4bb604
 

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ cho rằng, các sản phẩm của Tây Nguyên có rất nhiều đặc sản và có mặt tại nhiều siêu thị lớn của cả nước. Các nhà bán lẻ luôn rộng cửa chào đón các nhà sản xuất để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhưng 2 bên cũng cần mối liên kết chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh để có thể bán hàng đa kênh, đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường.

Theo ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), đến nay, khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu hoa quả của DOVECO tại Ninh Bình, Sơn La cũng như Tây Nguyên vẫn được duy trì hoạt động ổn định, không bị đứt gãy. Trung bình mỗi ngày, DOVECO tiêu thụ khoảng 200 - 250 tấn hoa quả các loại.

Khó khăn lớn nhất của DOVECO hiện nay đến từ việc chi phí xuất khẩu rau quả tươi, chế biến sâu tăng quá cao. Cụ thể chi phí xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng 13 lần và chi phí xuất sang Châu Âu tăng 12 lần. Hiện, ở Tây Nguyên, Công ty chỉ có 11.000 ha diện tích trồng chanh leo cung cấp cho 4 nhà máy chế biến. Sắp tới tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng sẽ diễn ra. Trong khi đó hiện nay sản phẩm từ chanh leo của Việt Nam chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu thế giới. Chính vì vậy các địa phương, các đơn vị ở khu vực Tây Nguyên cần tiếp tục trồng và phát triển chanh leo theo quy mô lớn.

Theo bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại Mega Market, hiện nay 5 tỉnh Tây Nguyên là nguồn cung lớn cho siêu thị của Mega Market, đặc biệt là Lâm Đồng với 15.000 tấn rau củ quả, Đắk Lắk là bơ, chanh leo, sầu riêng, Đắk Nông là chanh leo, khoai lang còn Gia Lai và Kon Tum thì đang làm việc để mở rộng nguồn cung. Mô hình phối hợp của Mega Market với Lâm Đồng là thành lập trạm thu mua, trung chuyển tại địa phương, từ đó làm việc trực tiếp với nông dân bằng cam kết sản lượng, sản phẩm, xuyên suốt từ lúc chọn giống đến khi thu hoạch để có sản phẩm tươi ngon, chất lượng và an toàn. 

23
 Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu trao đổi tại diễn đàn.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu, chúng tôi xác định quả sầu riêng sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới nên Công ty đã đầu tư nhà máy công suất lớn với 300-500 tấn/ngày. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất vẫn là nguồn nguyên liệu đầu vào. Hi vọng trong mùa vụ tới, tỉnh Đắc Lắk có thể cung cấp được cho Chánh Thu 3.000 tấn sầu riêng, qua đó xây dựng được tư duy về nguồn cung ổn định nơi người nông dân.

Công ty sẽ đồng hành cùng các HTX trong tư vấn kĩ thuật, chịu trách nhiệm về vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi liên kết, tạo nguồn cung ổn định để thúc đẩy xuất khẩu. Chúng tôi đang phấn đấu để xây dựng thương hiệu sản phẩm sầu riêng OCOP 5 sao, từ đó quảng bá sang các thị trường khó tính nhưng vô cùng tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản…”, bà Vy cho hay.

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiên Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngay trong Diễn đàn UBND tỉnh Đăk Lăk và UBND tỉnh Kon Tum ký kết hợp tác kết nối cung cầu nông sản với hệ thống siêu thị MM Mega Maket; chuỗi cửa hàng Bác Tôm ký kết hợp tác với UBND tỉnh Gia Lai và Hợp tác xã Thành Đạt (Lâm Đồng); Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm, thuỷ sản Đắk Lắk ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hữu cơ Việt Nam...

 Hoàng Văn/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay13,960
  • Tháng hiện tại537,292
  • Tổng lượt truy cập83,593,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây