Trưng bày, triển lãm sản phẩm OCOP tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sơn Dương lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 |
Năm 2020, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị tư vấn OCOP Trung tâm nghiên cứu Phát triển Nông lâm nghiệp miền núi, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên hướng dẫn, tư vấn giúp các cơ sở sản xuất xây dựng, tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể lập hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. UBND tỉnh cấp kinh phí tiêu chuẩn hóa sản phẩm OCOP cho 3 sản phẩm Chả mỡ Tuấn Béo, Thịt lợn sạch Sáng Nhung và Dầu lạc Trường Thịnh.
Huyện bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ các mô hình sản xuất, hỗ trợ tiêu chuẩn hóa 10 sản phẩm và các sản phẩm này đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và đã được UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng. Trong đó có 3 sản phẩm đạt hạng 4 sao là Trà xanh hữu cơ Trung Long, Chè xanh Tâm Trà, Dầu lạc Trường Thịnh; 6 sản phẩm đạt hạng 3 sao là Bột sắn dây Thục Sơn, Tinh bột nghệ cao cấp Tiến Phát, Chả mỡ Tuấn Béo, Gạo đặc sản La Khai, Nấm sò tươi Bình Yên, Bưởi sáu ba; 1 sản phẩm đạt hạng 4 sao là Chè xanh Trung Long. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm đã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm như Chè Tâm Trà; Chè xanh Trung Long; Rau, củ, quả sạch của Công ty TNHH MTV GreenFarm, xã Kháng Nhật…
Đóng gói sản phẩm dưa chuột tại Công ty TNHH MTV GreenFarm, xã Kháng Nhật |
Huyện Sơn Dương xây dựng Đề án thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Sơn Dương giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt trên 31 sản phẩm được xếp hạng 3 sao OCOP trở lên, ít nhất mỗi xã có 1 sản phẩm OCOP được xây dựng, tiêu chuẩn hóa, tham giá đánh giá xếp hạng theo tiêu chuẩn OCOP. Nâng cấp một số sản phẩm 3 sao lên 4 sao; Phát triển mới ít nhất 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP; Ưu tiên mô hình thành lập hợp tác xã; ưu tiên đơn vị có sự tham gia quản trị của người địa phương. Xây dựng các sản phẩm OCOP tham gia chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, hữu cơ để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Xây dựng các điểm bán hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Để đạt được mục tiêu này, huyện Sơn Dương sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm nâng cao trình độ quản lý tổ chức, hoạt động tổ chức có hiệu quả. Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, xây dựng logo, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc…Hỗ trợ trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Hỗ trợ các chủ thể xây dựng các mô hình sản xuất thực hiện sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… để tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Bài, ảnh: Hải Đăng/sonduong.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã