Học tập đạo đức HCM
Sản xuất rau xanh theo quy trình VietGAP tại HTX rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu)

Nhiều giải pháp đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu nông sản phục vụ xuất khẩu

 08:04 22/11/2018

Đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh đạt hơn 105 triệu USD, ước thực hiện cả năm 2018 sẽ cán mốc 115 triệu USD. Đây là kết quả tích cực, mở ra hướng tiêu thụ nông sản bền vững cho nông dân. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng, quản lý vùng nguyên liệu nông sản phục vụ xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng đánh giá cao, ưa chuộng và tin dùng.
Mô hình trồng dưa vụ đông ở HTX Yên Lạc, xã Khánh Hồng, Yên Khánh.

Tìm đầu ra cho nông sản công nghệ cao

 22:44 08/11/2018

Trong bối cảnh Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông sản sạch, công nghệ cao với nhiều chính sách ưu đãi trong nông nghiệp đã giúp thị trường nông sản trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến đáng kể, nông sản sạch, chất lượng cao đã xuất hiện và bước đầu chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Tuy nhiên giá sản phẩm, tâm lý tiêu dùng, cách làm thị trường, thương hiệu, phân phối... còn không ít bất cập khiến bài toán đầu ra nông sản vẫn chưa tìm được lời giải.
Cần bám sát thị trường để đẩy mạnh đầu ra cho nông sản (Ảnh TL)

Nông sản muốn vươn xa phải bám thị trường

 22:14 16/10/2018

(CLO) Thị trường xuất khẩu nông sản Việt hiện đã có mặt trên hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản tiếp tục tăng trưởng khả quan giúp Việt Nam củng cố vững chắc vị thế là nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới.
Bảo vệ nông sản Đà Lạt hay “ngăn sông cấm chợ”?

Bảo vệ nông sản Đà Lạt hay “ngăn sông cấm chợ”?

 11:04 16/09/2018

Được biết, từ ngày 15.9, chợ nông sản Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ thực hiện quy chế cấm đưa các loại nông sản có xuất xứ từ bên ngoài vào chợ. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này dù nhằm mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương nhưng không phù hợp với tự do thương mại.
Nông sản Lâm Đồng tại một siêu thị ở Hà Nội. Ảnh: D.Thương

Truy xuất nguồn gốc điện tử đến nông nghiệp thông minh để bảo vệ thương hiệu nông sản

 10:22 03/09/2018

Trước tình trạng giả danh thương hiệu nông sản Ðà Lạt liên tục xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Ðồng đã giao cho UBND TP Ðà Lạt khẩn trương ban hành quy chế quản lý Chợ nông sản Ðà Lạt; tập trung quản lý, xử lý các cửa hàng, các vựa, các tiểu thương, đầu mối có tham gia vận chuyển hàng nông sản từ nơi khác đến địa phương, sau đó mạo danh nông sản Ðà Lạt để lừa người tiêu dùng.
Lâm Đồng:  Giá các loại nông sản Đà Lạt bất ngờ giảm mạnh

Lâm Đồng: Giá các loại nông sản Đà Lạt bất ngờ giảm mạnh

 22:08 15/08/2018

Nhiều loại nông sản chủ lực của Đà Lạt như bắp sú, cải thảo, cà chua… bất ngờ giảm giá mạnh khiến nhiều nhà vườn không mấy mặn mà với việc thu hoạch. Nguyên nhân một phần được cho là do nông sản Trung Quốc tràn về giá rẻ hơn và mẫu mã đẹp hơn thị trường nông sản trong nước.
Vì sao nông sản sạch vẫn khó vào siêu thị

Vì sao nông sản sạch vẫn khó vào siêu thị

 22:49 09/08/2018

Quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết sản xuất – tiêu dùng là vướng mắc chính làm cho nông sản sạch hay nông sản hữu cơ vẫn chưa thể đặt chân vào hệ thống siêu thị. Điều này đòi hỏi sự tham gia vào cuộc của các nhà bán lẻ hiện đại nhằm tạo động lực để nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư, kéo nông sản sạch về giá trị thật và phổ biến hơn.
Nông sản Việt như cô gái quê, chỉ chờ thương lái Trung Quốc đến "tán tỉnh"

Nông sản Việt như cô gái quê, chỉ chờ thương lái Trung Quốc đến "tán tỉnh"

 10:35 13/07/2018

Chia sẻ thực tế sự bị động tìm kiếm thị trường cho nông sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thành Thực, một thương nhân buôn bán nông sản với Trung Quốc đã đưa ra nhiều kinh nghiệm xương máu sau hơn 20 năm làm xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Bài toán phát triển nông sản Việt  Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

Bài toán phát triển nông sản Việt Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

 05:24 12/06/2018

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu nông sản là hành động vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm, sẻ chia khó khăn với người nông dân mà còn với xã hội. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc giải cứu đều thấy chung một điểm đó là, việc phát triển các loại nông sản này đều “quá nóng” tạo nên sự mất cân đối cung cầu. Trước thực trạng này nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề giải cứu hiện nay không chỉ là nông sản.
Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

 03:31 12/06/2018

Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu nông sản là hành động vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm, sẻ chia khó khăn với người nông dân mà còn với xã hội. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc giải cứu đều thấy chung một điểm đó là, việc phát triển các loại nông sản này đều “quá nóng” tạo nên sự mất cân đối cung cầu. Trước thực trạng này nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề giải cứu hiện nay không chỉ là nông sản.
Đẩy mạnh kết nối nông sản giữa các tỉnh với Hà Nội

Đẩy mạnh kết nối nông sản giữa các tỉnh với Hà Nội

 21:44 10/06/2018

Hiện sản lượng nông sản của Hà Nội mới đáp ứng được 60% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô, trong khi đó vẫn xảy ra tình trạng dư thừa nông sản cục bộ ở một số địa phương. Giải quyết tình trạng này, Hà Nội đã đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản với các tỉnh, thành phố nhằm đưa nông sản an toàn, có nguồn gốc xuất xứ về tiêu thụ trên địa bàn. Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường về vấn đề này.
Lần đầu tiên Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều

Lần đầu tiên Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều

 10:29 10/06/2018

Ngày 10/6, tại quảng trường Thanh Bình, huyện Thanh Hà, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương năm 2018. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN Đây là lần đầu tiên, tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội vải thiều nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ, khai thác tối đa những giá trị kinh tế từ vải thiều - một loại quả đặc sản của tỉnh Hải Dương, đến các tỉnh, thành trong cả nước và thị trường quốc tế. Lễ hội cũng là dịp để kết nối người nông dân sản xuất, kinh doanh vải thiều nói riêng và nông sản nói chung của với các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp chế biến, thu mua, xuất khẩu, tiêu thụ vải, nông sản. Tham dự lễ hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành trong cả nước và hơn 300 doanh nghiệp, doanh nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vui mừng khi quả vải thiều của Việt Nam đã được nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương trồng vải cần quan tâm ứng dụng công nghệ tiên tiến, các thành tựu khoa học, kỹ thuật để chăm sóc, sơ chế, bảo quản quả vải thiều ngày càng có chất lượng cao hơn. Đồng thời lưu ý, các cơ quan quản lý nhà nước phải hỗ trợ người nông dân để quảng bá, tiếp thị hình ảnh, giá trị của quả vải thiều. Phó Thủ tướng yêu cầu, huyện Thanh Hà nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung bên cạnh việc sản xuất, xúc tiến thương mại cho quả vải thiều thì cần gắn với việc phát triển cả văn hóa, du lịch nhất là phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Để từ đó thời gian tới, du lịch Hải Dương sẽ góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đánh giá cao việc Hải Dương lần đầu tiên tổ chức lễ hội vải thiều, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, việc chăm lo, sản xuất nông nghiệp là sự nghiệp chung của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh việc tôn vinh quả vải thiều, lễ hội chính là dịp để tôn vinh người nông dân, tôn vinh nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Từ đây, sẽ hình thành cung cách mới trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng chuỗi phát triển từ vùng nguyên liệu, chế biến, tổ chức thị trường theo hướng lựa chọn những đối tượng có lợi thế chuyên biệt từ cấp xã đến cấp tỉnh, cấp quốc gia. Khi sản xuất thì phải ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất chuỗi thì không chỉ chú ý đến vùng nguyên liệu mà phải chú ý đến cả quy trình canh tác để tạo ra những sản phẩm sạch nhất, tốt nhất và phải tổ chức tốt thị trường tiêu thụ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển truy xuất nguồn gốc vải thiều Thanh Hà trên điện thoại. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái cho biết, theo các tài liệu cổ, vải thiều đã được trồng tại huyện Thanh Hà cách đây khoảng từ 200-300 năm. Vải thiều Hải Dương có những tính chất đặc thù như: vỏ quả màu đỏ tươi khi chín, vỏ gián đều, bề mặt phẳng, cùi màu trắng trong, dày, giòn. Khi bóc vỏ thì không bị chảy nước, để nước dính tay. Vải thiều Hải Dương có vị ngọt thanh, mát, không chua, không chát, có hương thơm nhẹ. Trọng lượng trung bình chỉ khoảng 20,8 gram/quả và đường kính trung bình là 3,37 cm. Từ vùng đất Thanh Hà, vải thiều được nhân giống ra trồng ở nhiều khu vực khác trong cả nước. Vải thiều ra hoa vào tháng 3 và chín vào tháng 6. Thời điểm vải chín rộ thường bắt đầu từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 dương lịch. Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời, được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2007 và được dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm các yêu cầu cho xuất khẩu. Năm 2018, tổng diện tích trồng vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt khoảng 10.500 ha tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh. Dự kiến, sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn (vải sớm khoảng 20.000 tấn, vải thiều khoảng 40.000 tấn), đặc biệt sản lượng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, EU... đạt khoảng 1.000 tấn. Để hỗ trợ cho người nông dân, trong những năm qua, Hải Dương đã tập trung xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương và hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ nông sản. Thông qua hoạt động này, việc tiêu thụ các sản phẩm vải thiều nói riêng và nông sản của tỉnh nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều hợp đồng thu mua đã được ký kết; sản phẩm vải thiều và nông sản của tỉnh đã được đưa vào hệ thống siêu thị lớn tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, vải thiều Thanh Hà đã vươn xa, xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Australia, Nhật Bản… Hàng năm, người dân huyện Thanh Hà thu nhập từ vải thiều khoảng 400 - 500 tỷ đồng. Qua đó, đã tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới với nét đặc trưng riêng của Thanh Hà. Du khách đến với Lễ hội vải thiều Thanh Hà sẽ được tham gia nhiều hoạt động như đi thăm quan cây vải Tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà; thăm các vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP; trải nghiệm quá trình hái vải tại các vườn vải ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh; đi thuyền tham quan các vườn vải ven sông Hương, huyện Thanh Hà.. Nhân lễ hội vải thiều, mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng mang đến những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của mình như: rươi, cáy ở Tứ Kỳ, Ổi Thanh Hà, gạo nếp cái hoa vàng, hành tỏi Kinh Môn … Tại lễ hội, 8 doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ nông sản lớn trong cả nước như: Công ty Cổ phần Xuất khẩu nông sản Đồng Giao, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh... đã ký hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết tiêu thụ nông sản với đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, cơ sở phân phối trong tỉnh. Trong khuôn khổ lễ hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng một số đại biểu đã cắt băng xuất hành 3 container vải tới khu chế biến của Công ty CP Giải pháp và Thương mại ABA tại huyện Mê Linh (Hà Nội) để xuất khẩu sang Mỹ. Mạnh Tú (TTXVN
Bài toán phát triển nông sản Việt  Kỳ 2: Liên kết “4 nhà” vẫn chưa hiệu quả

Bài toán phát triển nông sản Việt Kỳ 2: Liên kết “4 nhà” vẫn chưa hiệu quả

 06:21 07/06/2018

Thời gian qua, “giải cứu” nông sản là cụm từ chưa bao giờ hết cũ. Đặc biệt, mỗi khi vấn đề giải cứu xảy ra, không ít người lại nhắc đến vai trò của mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học) trong việc định hướng và phát triển nông sản. Tuy nhiên, hiện mô hình liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng nhà khiến nông sản liên tục rơi vào cảnh bế tắc.
Thêm động lực phát triển chuỗi nông sản hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm

Thêm động lực phát triển chuỗi nông sản hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm

 11:03 04/06/2018

Sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Đây sẽ là định hướng xuyên suốt nhằm phát triển và nâng cao giá trị các loại nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh. Để tạo thêm động lực thúc đẩy định hướng quan trọng này, sắp tới, UBND tỉnh sẽ ban hành Đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Nông sản Việt hút khách quốc tế

Nông sản Việt hút khách quốc tế

 00:02 04/06/2018

Nông sản hữu cơ, nông sản an toàn hay nông sản có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tham gia Hội chợ thương mại quốc tế về thực phẩm và đồ uống, công nghệ thực phẩm và bán lẻ, nhượng quyền thương mại ở châu Á (ThaiFex, tổ chức tại Thái Lan) được nhiều doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao về chất lượng cũng như công nghệ.
Sản xuất nông sản an toàn để hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ. Ảnh: H.Y

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu

 09:55 26/05/2018

Việc xây dựng các chuỗi liên kết nông sản an toàn đã tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ nông sản của nông dân. Qua đó, khẳng định lợi thế cạnh tranh của nông sản Lâm Đồng.
Nghịch lý “giải cứu” - nhập khẩu nông sản!

Nghịch lý “giải cứu” - nhập khẩu nông sản!

 21:46 08/05/2018

Mấy năm gần đây, người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc với cụm từ “giải cứu nông sản”, từ củ hành, củ tỏi, đến củ cải, dưa hấu, thịt lợn… Trong khi nông sản dư thừa, giá xuống thấp, các cuộc giải cứu liên tiếp diễn ra, thì nước ta vẫn phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu nông sản về tiêu thụ. Nghịch lý này xuất phát từ những nguyên nhân nào và cần giải pháp gì để giải quyết hiệu quả?
Nhờ xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Cam, bưởi Bắc Tân Uyên” nên đầu ra sản phẩm cây có múi trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên hiện nay đã ổn định hơn. Trong ảnh: Một vườn cam tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên. Ảnh: QUỲNH NHIÊN

Xây dựng thương hiệu nông sản: Tạo điều kiện cho sản phẩm vươn xa

 10:48 29/03/2018

Xây dựng thương hiệu nông sản là yếu tố quan trọng để đưa nông sản đứng vững trên thị trường. Xác định tầm quan trọng này, thời gian qua, các cấp, các ngành và nông dân trong tỉnh đã nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng nông sản, xây dựng thương hiệu.
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay59,959
  • Tháng hiện tại59,959
  • Tổng lượt truy cập84,966,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây