Học tập đạo đức HCM
BHTGVN đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao niềm tin công chúng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Ảnh: PV

Phát huy hiệu quả chính sách BHTG tại nông thôn

 09:01 14/10/2017

Đối với mọi tổ chức BHTG, mục tiêu hoạt động chung nhất là luôn gìn giữ niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Để thực hiện điều này, bên cạnh hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, hay trả tiền bảo hiểm… công tác thông tin tuyên truyền cũng được đặc biệt quan tâm. Sau 17 năm hoạt động, BHTGVN đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao niềm tin công chúng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Kết quả này có được một phần là do BHTGVN đã tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHTG cũng như triển khai hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ khác. Đưa chính sách tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không chỉ giúp củng cố niềm tin của công chúng, qua đó thúc đẩy sự phát triển các QTDND nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung, mà còn góp phần khơi thông dòng vốn phát triển kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng và Nhà nước. Một trong những trọng tâm để triển khai định hướng tuyên truyền hướng tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, là chuỗi các hội nghị do BHTGVN tổ chức với sự tham gia của các QTDND nhằm truyền thông về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức BHTG và các quy định pháp luật về BHTG. Qua những thông tin được phổ biến, các QTDND được làm rõ về các vấn đề chính sách: Hạn mức trả tiền bảo hiểm, phí BHTG, phạm vi tiền gửi được bảo hiểm… Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các QTDND trực tiếp nói lên tiếng nói của mình, nêu những ý kiến, góp ý về chính sách cũng như về các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN, qua đó BHTGVN có thể tiếp thu, phản hồi, giải thích. Trong giai đoạn tiếp theo, BHTGVN tiếp tục coi tuyên truyền chính sách tới vùng nông thôn là một trong những định hướng quan trọng. Điều này đã được thể hiện nhất quán trong các chỉ đạo của các cấp lãnh đạo BHTGVN. Để thực hiện định hướng này, các chi nhánh BHTGVN sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là cơ quan đại diện, là “cánh tay nối dài” của BHTGVN tại cơ sở, đi sâu, đi sát, đến với từng người gửi tiền ở khắp các xóm thôn, làng bản. Bên cạnh đó là đa dạng hóa phương thức truyền thông. BHTGVN tiếp tục triển khai một số hình thức tuyên truyền mới như: Sử dụng các tiểu phẩm có lồng ghép nội dung chính sách để phát trên các đài truyền hình, đài phát thanh địa phương; tham gia các hội nghị thành viên của các QTDND để triển khai tuyên truyền chính sách trực tiếp tới các thành viên của quỹ; phối hợp với chính quyền xã, thôn, các Chi hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân; tổ chức các buổi tìm hiểu, thảo luận về chính sách BHTG… Để phát huy hiệu quả của chính sách BHTG, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Người gửi tiền tại vùng nông thôn đã, đang và sẽ là một trong những trọng điểm tuyên truyền của BHTGVN, qua đó giúp chính sách lan tỏa và đi vào cuộc sống.
Đồng bằng sông Cửu Long tạo đà phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long tạo đà phát triển bền vững

 19:06 30/08/2017

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đồng thời là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản; hằng năm đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Thời gian vừa qua, kinh tế của vùng tăng trưởng khá tốt; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, môi trường kinh doanh năng động; nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL vẫn chưa thật sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Đại biểu Lê Công Đỉnh, đoàn Long An đang trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

"Không tổ chức lại sản xuất, nông dân sẽ phải 'tự bơi' với sản phẩm"

 00:26 03/11/2016

Thành công của nhiều doanh nghiệp với mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp cơ chế hợp tác công-tư cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội đang trao đổi với báo chí (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

"Không tôn trọng quy luật thị trường thì giá nông sản sẽ giảm"

 08:17 11/06/2015

Theo đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, nếu cung vượt cầu thì chắc chắn giá sẽ giảm, do vậy để giải quyết bài toán dư thừa trong nông nghiệp, phải tính lại khâu quy hoạch và đi vào chuyên canh.
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay16,426
  • Tháng hiện tại971,954
  • Tổng lượt truy cập93,349,618
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây