Học tập đạo đức HCM

Bệnh héo ngọn sầu riêng và giải pháp

Thứ tư - 22/03/2017 23:19
Sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao và là một trong những loại trái cây chủ lực của vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL

Trong những năm gần đây, nhiều đối tượng sâu bệnh hại đã gây ra tổn thất đáng kể cho các vườn sầu riêng đặc biệt là các loại bệnh hại do nấm gây ra, trong đó nấm Phytophthora là đối tượng gây hại quan trọng nhất.

Nấm Phytophthora gây hại trên sầu riêng có nhiều dạng triệu chứng khác nhau như gây bệnh thối rễ, gây héo rũ, nứt thân và chảy gôm, gây thối quả. Các bệnh này đã xuất hiện và gây hại đáng kể trên các vườn sầu riêng từ năm 1999 (Ngô Vĩnh Viễn và CTV, 2001; Mai Văn Trị, 2005).

Trong năm 2016, đã ghi nhận hiện tượng khô ngọn chết cây sầu riêng hàng loạt (còn gọi là bệnh xỉ mủ trên thân, bệnh khô ngược cành) ở một số nơi thuộc tỉnh Đắk Lắk, bệnh bắt đầu xuất hiện vào tháng 11 - 12/2016, có vườn tỷ lệ cây bị bệnh trên vườn từ 90 - 95%.

Các triệu chứng điển hình

Các cây bị bệnh có ngọn bị chết héo khô, lá bị héo khô từ trên xuống, lá của cành bệnh bị héo và rụng, cành bị khô héo dần về phía thân chính và cuối cùng các cành đều bị chết khô dẫn đến cây bị chết trong thời gian ngắn.

Trên cành nhỏ: Phần vỏ bị bệnh có màu nâu đen và nhớt, bên trong vết bệnh phần gỗ cũng bị thâm đen. Phân biệt rõ giữa mô bệnh và khỏe, phần mạch gỗ bị bệnh có màu nâu nhạt. Trên cành lớn: Phần mạch dẫn và gỗ bị bệnh có màu nâu đen và nhớt, phân biệt rõ giữa mô bệnh và khỏe. Phần mạch gỗ bị bệnh có màu nâu đen.

Trên thân chính: Vết bệnh xuất hiện trên thân có màu thâm đen, xuất hiện ở cả mạch dẫn và gỗ của thân.

Tác nhân gây bệnh

Các nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật và Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) từ những năm 1990 đều đã xác định nấm Phytophthora là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây sầu riêng, đáng chú ý nhất là gây hiện tượng chết rũ (héo rũ) và chết ngọn cây.

- Kết quả giám định các mẫu bệnh bệnh thối rễ, héo rũ, nứt thân và chảy gôm, thối quả trên cây sầu riêng do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện, đã xác định tác nhân gây các triệu chứng này là do là do nấm Phytophthora palmivora gây ra (Ngô Vĩnh Viễn và CTV, 2001).

- Kết quả nghiên cứu của Mai Văn Trị và CTV (2005) cho biết nấm Phytophthora palmivora ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên quả gây thối quả, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn.

Các kết quả nghiên cứu mới nhất của các cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II (Cục Bảo vệ thực vật) về nguyên nhân gây hiện tượng héo ngọn chết cây sầu riêng ở Đắk Lắk đều đã ghi nhận sự hiện diện của nấm Phytophthora trong các mẫu phân tích. Ngoài ra, còn ghi nhận sự hiện diện của một số đối tượng khác như nấm Fusarium, vi khuẩn Erwinia. Cụ thể:

- Theo kết quả ban đầu phân tích giám định ban đầu mẫu bệnh của Viện Bảo vệ thực vật (tháng 2/2017) cho thấy có sự hiển diện của nấm Phytophthora spp., nấm Fusarium spp. và vi khuẩn (có thể là Erwinia), trong đó nấm Phytophthora spp. là chủ yếu.

- Theo kết quả giám định ban đầu của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (tháng 2/2017) cho thấy trên các cành lớn và thân cây sầu riêng thu trên vườn sầu riêng bị héo ngọn chết cây ở Đắk Lắk có sự xuất hiện của nấm Phytophthora spp. gây hại. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của nấm Rhizoctonia spp. trên các mẫu cành nhỏ và thân cây sầu riêng.

- Cũng theo kết giám định ban đầu của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (tháng 2/2017) thì trên các cành nhỏ và lớn của cây sầu riêng có sự xuất hiện của nấm Phytophthora spp. gây hại. Không thấy có sự xuất hiện của các loại nấm gây hại khác trên các mẫu phân tích và không có sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại.

- Theo kết quả giám định của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tháng 2/2017) cho biết nguyên nhân gây chết cây sầu riêng ở Đắk Lắk là do nấm Phytophthora sp. gây ra.

- Kết quả giám định của Phòng Giám sát và Điều tra Sinh vật gây hại, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II, Cục Bảo vệ thực vật (tháng 2/2017) cũng cho biết bệnh chết nhanh từ trên xuống trên cây sầu riêng ở ở Đắk Lắk là do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Như vậy, hiện tượng héo ngọn chết cây sầu riêng ở Đắk Lắk có thể một là một bệnh phức hợp do nhiều tác nhân gây nên, trong đó nấm Phytophthora spp. là tác nhân quan trọng. Có thể trong thời gian vừa qua do mưa trái mùa ở Tây Nguyên, bệnh chủ yếu biểu hiện chết ngược từ ngọn xuống.

Bệnh thường có thể phát sinh ở những vườn đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ sau khi trồng đến khi cây bắt đầu ra quả) và vườn kinh doanh (cây ra quả ổn định). Bệnh đặc biệt gây hại nặng cho những vườn sầu riêng có tuổi từ 5 năm trở lên, không được chăm sóc đúng kỹ thuật và cây bị khai thác quá mức làm cây bị yếu, sức chống chịu với bệnh kém. Chưa ghi nhận hiện tượng này ở các vườn ươm cây giống sầu riêng.

Trong khi bệnh héo rũ do nấm Phytophthora palmivora gây ra thường gây chết toàn thân cây do nấm gây hại làm rễ bị thối, thối gốc và gây chết rũ cây (Ngô Vĩnh Viễn, 2001) thì hiện tượng khô ngọn chết cây sầu riêng lại gây chết từng phần của cây từ trên ngọn trở xuống, cuối cùng mới làm chết cây. Do vậy, hiện tượng này có thể do nhiều tác nhân gây nên và cần phải được nghiên cứu đầy đủ.

Việc xác định chính xác loài Phytophthora nào gây ra hiện tượng này và vai trò của các tác nhân khác là như thế nào là hết sức cần thiết và cần phải được tiến hành ngay để kịp thời đưa ra các giải pháp phòng chống hữu hiệu.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,014
  • Tổng lượt truy cập92,038,743
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây