Học tập đạo đức HCM

Bệnh mốc sương cà chua

Thứ bảy - 25/08/2018 06:17
Cà chua là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Đây là nông sản được xã hội tiêu thụ lớn và thường xuyên.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cà chua, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh hại. Trong đó, bệnh mốc sương (sương mai) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất. Bệnh mốc sương đã gây mất mùa, làm tăng chi phí và cản trở việc sản xuất của nhiều nhà vườn.

Triệu chứng: Bệnh làm lá thâm tái và teo tóp lại. Trong điều kiện ẩm ướt, nơi vết bệnh mới, được phủ nhẹ một lớp nấm trắng mỏng, đặc biệt mặt dưới lá. Vết bệnh rất dễ lan rộng và làm toàn bộ lá bị khô cháy. Bệnh làm cho quả bị xanh xám, làm quả sượng không chín được, khi bệnh nặng thì quả bị thối. Bệnh cũng làm thân, cành bị thối thâm đen...

*Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển:

-Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước.

-Vườn được trồng cà chua, khoai tây liên tục, thiếu luân canh, hoặc trồng gần vườn được trồng cà chua, khoai tây, hay một số cây trồng cạn khác như dưa, ớt… vụ trước.

-Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, nên vườn cây rậm rạp.

-Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp.

-Vụ Đông Xuân thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển.

*Các biện pháp phòng trừ hiệu quả cao:

-Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích bệnh hại trên ruộng, vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng ký chủ như cà chua, khoai tây, ớt, dưa…

-Sử dụng giống kháng bệnh.

-Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn.

-Bón phân cân đối, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá POLY FEED 15-15-30 ở giai đoạn hoa quả.

-Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.

-Luân canh với cây trồng khác nếu vườn thường xuyên trồng cà chua, khoai tây.

-Trong điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng ngừa trước bằng các loại thuốc sau: TREPPACH BUL 607SL, hoặc DIPOMATE 80WP màu xanh.

Nên phun 2 lần cách nhau 7 ngày khi bệnh chớm xuất hiện trên đồng.

TS NGUYỄN MINH TUYÊN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,081
  • Tổng lượt truy cập92,048,810
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây