Học tập đạo đức HCM

Cà rốt “mẫn cảm” với phân bón

Thứ ba - 01/10/2013 00:11
Cà rốt thường được gieo trồng vào tháng 9,10 để thu hoạch vào tháng 12, tháng 1. Đây là vụ chính cho năng suất khá cao vì điều kiện nhiệt độ thích hợp cho toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cà rốt.

Ngoài ra cũng có thể trồng thêm vụ sớm vào tháng 7,8 và vụ muộn vào tháng 12, tháng 1.
Cà rốt yêu cầu đất nhẹ, có cấu trúc tốt, giàu hữu cơ hoai mục, nhưng cây không chịu được đất chua, đất kiềm hoặc đất mặn, độ pH thích hợp từ 5,5 - 7. 
Không nên trồng cà rốt trên chân đất thịt nặng, hoặc đất sét gan gà chưa được cải tạo thì dù có bón nhiều phân hữu cơ đi nữa củ cũng dễ bị biến dạng, bị phân nhánh, nhiều xơ, giá trị thương phẩm thấp. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1 -1,2m; cao 30 - 40cm, rãnh rộng 20 - 30 cm. Mật độ trồng khoảng 500.000 - 1 triệu cây/ha.

Đối với cà rốt không nên bón phân chuồng, phân hữu cơ trực tiếp, hoặc nếu bón thì chọn phân thật hoai mục để tránh hiện tượng củ phân nhánh và bón khoảng 15 - 30 ngày trước khi gieo hạt. Có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ hay hữu cơ khoáng của các xí nghiệp để bón như Comix, Ancomix, Compomix, lân hữu cơ…

Liều lượng tương ứng của phân bón được dùng trên đất trung bình là 120kg N, 100kg P2O5, 200 - 250kg K2O/ha. Nên dùng 1/4 lượng phân N bón lúc gieo, số còn lại dùng bón thúc làm 2 lần. Lân và kali nên bón và vùi vào đất trước khi gieo. Phân bón phải được bón tối thiểu trước 7 ngày mới gieo hạt vì cà rốt rất mẫn cảm với nồng độ phân cao.
Cần bón đúng, bón đủ, dư hay thiếu đều gây ảnh hưởng đến cà rốt. Thiếu N sẽ làm suy giảm màu củ vì làm suy yếu quá trình tổng hợp Caroten. Nhưng thừa N không chỉ làm chậm quá trình lớn lên của củ và làm giảm phẩm chất mà còn làm tăng hàm lượng nitrat, một yếu tố quan trọng được đánh giá trong việc dùng củ trong chế biến thức ăn trẻ em. 
Thừa kali có thể làm giảm sự hút magie. Các loại muối Clorua nên tránh dùng vì nhiều Clo sẽ làm giảm hàm lượng Caroten.
Chọn phân NPK cho cà rốt cũng cần chú ý loại phân có hàm lượng kali cao. Tỷ lệ NPK trong phân cho cà rốt khoảng 2:1:3 hay 2:2:3 (vì hiệu suất sử dụng của phân lân thấp nên phải bón nhiều hơn). Các loại phân sau đây có thể dùng bón cho cà rốt: NPK 11-7-14; 11.11.22; 15.15.20; 20-7-25,... 

Trước khi gieo bón khoảng 20% lượng phân, rải đều trên mặt, dùng cào răng trộn phân vào đất rồi mới gieo hạt. Lượng phân còn lại chia làm 2 lần bón vào lúc 30 và 60 ngày sau gieo.

Theo An Giang Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay23,034
  • Tháng hiện tại201,601
  • Tổng lượt truy cập90,264,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây