Học tập đạo đức HCM

Cao Bằng: "Giặc" châu chấu xâm nhập 7 huyện, đối phó khó khăn

Thứ năm - 15/06/2017 11:01
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cao Bằng, từ đầu tháng 3 đến nay, tại Thành phố và các huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An bùng phát nhiều ổ dịch châu chấu gây hại chủ yếu trên cây ngô, cây thuốc lá và cỏ dại, bờ bụi… với diện tích nhiễm gần 500 ha.

Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Nguyên Bình với diện tích nhiễm 109 ha, Thạch An 172 ha, Hòa An 99 ha, Thành phố 50,5 ha, Thông Nông 24 ha, Bảo Lạc, Hạ Lang … Mật độ phổ biến từ 50 - 100 con/m2, cao 500 - 1.000 con/m2...

 cao bang: 'giac' chau chau xam nhap 7 huyen, doi pho kho khan hinh anh 1

Châu chấu non bám dày đặc vào cỏ, cây và diện tích rừng vầu xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình. Ảnh: P.O.

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch châu chấu, các huyện, Thành phố  huy động nhân lực nhanh chóng phun thuốc phòng trừ châu chấu ở các nơi có ổ dịch cũ phát sinh, phối hợp với các xã tổ chức phun thuốc Ofatox, Wavotox…để diệt trừ các ổ dịch châu chấu kịp thời, khoanh vùng không để châu chấu phá hoại sang hoa màu, lây lan ra diện rộng.

Đến nay, các địa phương đã phun thuốc phòng trừ được 357/500 ha bị nhiễm. Ông Đào Quang  Hải, Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục đã chỉ đạo các trạm trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, sớm phát hiện các ổ dịch để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đến nay, các địa phương nhiễm dịch cơ bản được phun thuốc tập trung, khoanh vùng khống chế ổ dịch.

Tuy nhiên, theo Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nguyên Bình Lương Văn Khánh cho biết: Tại huyện Nguyên Bình số lượng châu chấu gây hại tại 5/20 xã, thị trấn đang phát triển với số lượng tương đối lớn với mật độ dày, châu chấu bám khắp các cành cây vầu, cây ngô, thuốc lá...

Đặc biệt tại các xã Hoa Thám, Thịnh Vượng số lượng châu chấu non bùng phát tại rừng vầu khá cao với diện tích nhiễm dịch 105 ha, mật độ trung bình 100-150 con/m2, cao 1.000 con/m2, do vậy công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn do địa hình trên cao...

 cao bang: 'giac' chau chau xam nhap 7 huyen, doi pho kho khan hinh anh 2

Châu chấu tre lưng vàng xâm nhập tỉnh Cao Bằng qua các ngả đường huyện Nguyên Bình-địa phương giáp danh với tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Quỳnh Mai.

Châu chấu non phát sinh lây lan chủ yếu từ một số xã của tỉnh Bắc Kạn giáp ranh với một số xã của huyện Nguyên Bình tập trung thành từng đàn di chuyển gây hại cây trồng và diện tích rừng vầu ở các xã: Hoa Thám, Thịnh Vượng, lây lan sang một số xã: Bắc Hợp, Minh Thanh, Thái Học, huyện Nguyên Bình gây hại cây trồng chủ yếu trên cây ngô, thuốc lá..

Ngoài Cao Bằng, từ tháng 4 đến nay, "giặc" châu chấu cũng tấn công hàng trăm ha cây trồng của tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đến thời điểm hiện tại, châu chấu tre lưng vàng đã gây thiệt hại khoảng 700ha diện tích rừng vầu, nứa; 14,4ha diện tích lúa, ngô, dong riềng.

 cao bang: 'giac' chau chau xam nhap 7 huyen, doi pho kho khan hinh anh 3

Lực lượng chức năng huyện Na Rỳ (Bắc Kạn) phun thuốc diệt trừ châu chấu. Ảnh: Thu Cúc.

Từ đầu tháng 4.2017, châu chấu tre lưng vàng bắt đầu nở tại các xã: Thượng Quan, Bằng Vân, Thuần Mang, huyện Ngân Sơn và Vũ Loan, Lương Thành, Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Văn Học, huyện Na Rỳ với mật độ phổ biến từ 2.000 đến 3.000 con/m2, cục bộ trên 10.000 con/m2. Ngoài ra, châu chấu còn xuất hiện ổ nhỏ ở xã Vi Hương, huyện Bạch Thông và xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới...

Tuy nhiên, quá trình phòng trừ châu chấu tre lưng vàng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực châu chấu đẻ trứng ở trong rừng sâu, địa bàn giáp ranh giữa nhiều huyện, xã khu dân cư, đường đi lại khó, xa nguồn nước nên khó xác định vùng châu chấu đẻ trứng và thời điểm châu chấu nở.

Châu chấu tre thường gây hại rừng vầu, nứa tại các khu vực có địa hình hiểm trở, nhiều dây leo, xa nguồn nước nên việc sử dụng máy phun thuốc nước, phun bột không thể thực hiện được. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động phun trừ châu chấu theo chỉ đạo của chính quyền địa phương, người dân chỉ phun trừ khi châu chấu xuống gây hại cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, dong riềng…


Tác giả bài viết: Phương Đông

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay60,663
  • Tháng hiện tại891,390
  • Tổng lượt truy cập92,065,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây