Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi sau trượt giá

Thứ năm - 05/10/2017 03:50
Sau nhiều tháng liên tục rớt giá thì hiện nay giá heo hơi trên thị trường vẫn chưa khởi sắc. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân chưa mạnh dạn tái đàn.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, giá heo hơi trên thị trường biến động khó lường. Lần lượt 25.000- 26.000 đồng/kg, rồi nhích lên trên 40.000 đồng/kg được chỉ vài hôm, sau đó trượt dần xuống còn khoảng 28.000-30.000 đồng/kg như hiện nay. Người chăn nuôi ở một số địa phương như huyện Vị Thủy, Châu Thành A, thành phố Vị Thanh cho biết, khoảng 2 tháng nay, thương lái thu mua heo hơi trong dân vẫn ở mức thấp, nỗi lo thua lỗ còn ám ảnh.

Trên địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Châu Thành A, cuối tuần qua giá heo hơi được thương lái thu mua ở mức khoảng 28.000-29.000 đồng/kg. Mức này thấp hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với hơn 1 tháng trước. Còn giá thịt heo tại các chợ vẫn giữ ổn định từ 50.000-55.000 đồng/kg. Bà Trần Thị Quý, ở ấp 4A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, cho biết bản thân vẫn còn nợ tiền đại lý thức ăn gia súc khoảng 20 triệu đồng. Hơn 2 tháng trước, bà Quý bấm bụng bán 30 con heo thịt với mức giá chỉ 30.000 đồng/kg; ước tính lỗ trên 1 triệu đồng mỗi con. Thấy vậy, bà đành ngỏ lời xin chủ đại lý thức ăn gia súc cho bà trả một nửa chi phí, phần còn lại trả dần.

Bà Quý lo lắng: “Đợi mãi chưa thấy giá heo tăng mà trước mắt thấy thương lái vào trả giá rẻ bèo. Mấy hôm nay heo hơi mua có 28.000 đồng/kg. Sau đợt bán đàn heo 30 con tôi không còn khả năng nuôi lại nữa, mấy cái chuồng rộng thênh thang đành bỏ trống. Giờ tôi chỉ nuôi 2 con heo để nái cầm chừng. Tôi cũng hạn chế cho chúng ăn thức ăn, ráng chịu cực để nấu tấm, trộn cám, xắt chuối độn thêm để nuôi chúng. Đợi đến khi nào heo hơi lên giá mới suy nghĩ chuyện tái đàn”.

Việc duy trì chăn nuôi với quy mô nhỏ và hạn chế thấp nhất chi phí chăm sóc có lẽ là giải pháp tốt nhất mà nhiều người chăn nuôi lựa chọn sau đợt rớt giá. Thông thường khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch hàng năm, bà con đã lên kế hoạch tái đàn heo, nuôi đón đầu Tết Nguyên đán. Năm nay cũng vậy, nhưng thay vì tìm mua con giống, nhiều người có xu hướng tự gây giống bố mẹ để có heo con nuôi, bởi cách làm này giúp hạn chế chi phí đầu tư ban đầu. Còn với những hộ chuyên nuôi heo nái để bán con giống cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Ngô Văn Mứt, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Theo tôi, heo con bây giờ khó bán bởi chủ yếu nhà nào cũng giữ lại 1, 2 con lưu chuồng làm giống đợi giá lên thì tự tái đàn. Còn nhớ mấy năm trước, thời điểm heo hơi khoảng 45.000 đồng/kg trở lên thì 1 con heo giống khoảng 1,5 triệu đồng nhưng người ta vẫn tìm mua vì thấy được lợi nhuận. Còn bây giờ, heo con rẻ bèo, 1 con có năm, sáu trăm ngàn thôi mà còn khó bán. Sau đợt xuất bán 10 con heo thịt hồi đầu năm, hiện tôi chỉ duy trì đàn với 4 con heo tơ rồi tận dụng phụ phẩm cho chúng ăn chứ không nuôi thêm nữa.

Ngành chức năng nhận định, thời gian qua, ở Hậu Giang lượng heo không tồn nhiều như những tỉnh khác. Như vậy, sau đợt rớt giá đến nay, người chăn nuôi vẫn chưa mạnh dạn trong việc tái đàn mà có xu hướng duy trì đàn ở mức hợp lý để kỳ vọng thị trường heo hơi khởi sắc trong thời gian tới. Hiện, nguồn cung vẫn phục vụ tốt cho thị trường nội tỉnh. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê (6 tháng đầu năm 2017), tổng đàn heo toàn tỉnh có trên 148.000 con (trong đó có trên 130.000 heo thịt; trên 17.000 con nái sinh sản và gần 240 con đực giống).

Ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, khuyến cáo người chăn nuôi trên địa bàn cần bình tĩnh trước những cơn biến động giá bất thường. Có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt, phòng và kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi để hạn chế thấp nhất rủi ro. Trong chăn nuôi, người dân cần tận dụng những phụ phẩm, thức ăn sẵn có để hạ giá thành, tiết giảm chi phí đầu tư…

Nguồn: http://www.baohaugiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm229
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại255,644
  • Tổng lượt truy cập87,610,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây