Học tập đạo đức HCM

ĐBSCL: Tìm giải pháp “sống chung” với BĐKH

Chủ nhật - 08/05/2016 22:40
Nhiều giải pháp và mô hình sản xuất nông nghiệp mới có tính thích ứng cao với biến đổi khí hậu đang được nghiên cứu và áp dụng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp tới 56% sản lượng lương thực cho cả nước, hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước nguy cơ bị kiệt quệ, thậm chí nhiều vùng có nguy cơ thiếu đói do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Tính đến thời điểm cuối tháng 4-2016, toàn bộ 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã bị hạn hán và xâm nhập mặn trầm trọng. Dự báo nếu nhiệt độ trái đất nóng lên và mực nước biển dâng lên 1m thì 40% diện tích ĐBSCL sẽ bị nhấn chìm theo, khiến cho 50% diện tích trồng lúa ở khu vực này biến mất. BĐKH cũng khiến ngành chăn nuôi và trồng cây ăn trái gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trước tình thế này, các chuyên gia và nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp và mô hình sản xuất nông nghiệp mới nhằm ứng phó với BĐKH, thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi tích trữ nước ngọt cho mùa hạn, mặn

ĐBSCL hiện có hơn 1,82 triệu hecta đất phục vụ trồng lúa, trong đó có 1,7 triệu hecta chuyên canh lúa,185.000ha luân canh lúa - màu và 240.000ha luân canh lúa - thủy sản. Nếu gặp hạn hán và xâm nhập mặn như 4 tháng đầu năm 2016, khu vực này sẽ có nguy cơ mất trắng nhiều diện tích vụ Đông - Xuân, khó có thể tiếp tục canh tác vụ Hè - Thu do thiếu nước ngọt và nguy cơ ngập lụt. Như vậy, xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi bao gồm hệ thống đê biển, cống ngăn mặn, hồ trữ nước là chuyện sớm muộn phải làm nếu muốn tích trữ và điều tiết nguồn nước ngọt một cách hợp lý.

Những cánh đồng trồng giống lúa mới chịu hạn, phèn, mặn đang được thử nghiệm ở ĐBSCL. Ảnh: Internet

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, chỉ cần dành ra 3 - 5% tổng diện tích trồng lúa đề đào hồ chứa nước ngọt dọc hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, với mỗi hồ chứa có chiều sâu 2m, chúng ta đã trữ được 1,1  - 1,82 tỷ m3 nước ngọt để dự trữ phục vụ tưới tiêu cây ăn quả và canh tác lúa nếu gặp hạn, mặn. Ngoài ra, tổng diện tích mặt nước và tổng khối lượng nước được tồn trữ sẽ góp phần làm giảm áp lực và chiều sâu ngập lũ tại các vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra, diện tích mặt nước này còn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt, góp phần cải thiện môi trường và tiểu khí hậu tại ĐBSCL. Trong tình hình biến đối khí hậu gay gắt hiện nay, đây là giải pháp “lợi cả đôi đường”, vừa không làm giảm sản lượng lúa của vùng mà còn giúp giảm thiệt hại của hạn mặn, nâng cao hiệu quả nông học và kinh tế cho sản xuất nông nghiệp.

Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng mô hình mới thích nghi với BĐKH

Tái cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, trong đó ưu tiên các giống có khả năng chịu được ngưỡng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt cũng là giải pháp có tính thực tiễn cao, được các nhà khoa học và người dân quan tâm. Thạc sĩ Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt cho hay, nhiều giống lúa ngắn ngày, giống chống chịu hạn, phèn mặn tới 6% như OM10252, OM6677… đã được lai tạo thành công nhằm thích nghi với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Bên cạnh việc chọn giống có tính chống chịu cao và điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với tình hình BĐKH, các chuyên gia cũng khuyến nghị người dân không nhất thiết phải canh tác lúa mà có thể thay thế bằng mô hình thích hợp như: Lúa - tôm; cây trồng cạn (ngô, vừng, đậu nành...). Theo Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, chúng ta nên chia ĐBSCL thành ba vùng: Vùng mặn, vùng lợ và vùng ngọt. Vùng ngọt trồng lúa, vùng mặn nuôi tôm, vùng lợ một vụ lúa một vụ tôm kết hợp mô hình trồng rừng nuôi tôm. Hiện nay, nhiều viện, trường hợp tác cùng nghiên cứu các mô hình: Nuôi thủy sản ở vùng rừng ngập mặn; nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa; nuôi thủy sản một vụ kết hợp một vụ lúa và sử dụng giống cây trồng vật nuôi thích hợp trên cơ sở sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học cho vùng nhiễm phèn, mặn. Một số mô hình có tính ứng dụng cao, bước đầu được thí điểm ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu mang lại lợi nhuận gấp đôi cho bà con nông dân.

Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã biết đến và đưa công nghệ hữu cơ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đây là phương thức canh tác thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Trong tình hình biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ sinh học như phân bón sinh học, than sinh học, chế phẩm sinh học là một hướng đi cần thiết nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hiện nay, các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ấn Độ,… đã sản xuất ra một số loại phân bón thế hệ mới theo công nghệ nano, công nghệ vi sinh và enzyme, nhóm phân bón được khai khác và chế biến từ nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, nhóm phân bón sinh học có chức năng hoạt lực cao…

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các nhóm, loại phân bón thế hệ mới này có nhiều tính năng và hiệu lực hữu ích, góp phần giảm lượng sử dụng các loại phân hóa học, tăng chất lượng nông sản, bảo tồn độ phì của đất và hạn chế ô nhiễm đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước ngầm và hệ thống sông ngòi. Đặc biệt, phân bón thế hệ mới còn giúp canh tác tác cây trồng trong điều kiện khô hạn và nhiễm mặn mà vẫn đem lại năng suất và sản lượng cao.

Không chỉ trồng trọt, công nghệ hữu cơ sinh học cũng nên được áp dụng rộng rãi hơn nữa trong ngành chăn nuôi ở khu vực ĐBSCL. Để thích nghi với sự biến động của nhiệt độ cao hay tình trạng thiếu nước do hạn mặn, nhiều giải pháp đã được đưa ra cho các trang trại chăn nuôi quy mô lớn như nuôi trong hệ thống chuồng lạnh, ứng dụng kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học. BĐKH cũng gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi nên các chuyên gia sẽ chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân để họ biết cách sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm từ công , nông nghiệp. Đặc biệt là phương thức chăn nuôi kết hợp với hệ thống Biogas (khí sinh học) giúp tiết kiệm nhiên liệu làm chất đốt, giảm ô nhiễm môi trường.

Thu Phương
Nguồn: kinhtenongthon.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay28,610
  • Tháng hiện tại129,070
  • Tổng lượt truy cập92,506,734
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây