Học tập đạo đức HCM

“Đại gia” cam đường Canh trên đất Gia Lâm

Thứ ba - 30/12/2014 03:46
Là người đầu tiên đưa giống cam đường Canh về trồng ở Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội), đến nay anh Vũ Văn Nghĩa đã sở hữu tới 4ha cam và trở thành một trong những “đại gia” nông dân với thu nhập lên tới vài tỷ đồng mỗi năm.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Nghĩa chỉ biết đến nghề trồng rau, tuy nhiên thu nhập từ mấy sào rau luôn bấp bênh nên lúc nào anh cũng đau đáu suy nghĩ phải thay đổi phương pháp làm ăn để nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Trong những lần chở rau lên chợ bán, anh Nghĩa thường để ý thấy một số người chở cam từ Hưng Yên đến bán, mỗi xe cam thường có giá 1,8 - 2 triệu đồng, trong khi cả xe rau to tướng của anh chỉ thu được vài chục nghìn đồng.

Thấy cây cam cho giá trị kinh tế gấp nhiều lần trồng rau, anh Nghĩa đã sang các nhà vườn ở Hưng Yên để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng cam. Sau đó, anh vay mượn bạn bè hơn 300 triệu đồng thuê 3.000m2 đất để thử nghiệm với cây cam Canh. Anh Nghĩa cho biết: “Từ lúc mắt cam được ghép vào gốc bưởi dại, sau 2 năm chăm sóc cam mới bắt đầu cho ra hoa. Lúc này nhà vườn phải tiện gốc để giữ quả con, tuy nhiên, khi tiện cam mà gặp gió đông thì coi như hỏng”. Chính vì quy trình trồng và chăm sóc cam khó, lại thiếu kinh nghiệm nên trong 4 năm đầu, anh liên tục thất bại, số tiền thu được chỉ đủ để quay vốn chứ chưa hề có lãi.

 

Sau mấy năm làm quen với cây cam đường Canh, anh Nghĩa nhận thấy cây cam rất khó trồng, nhưng nếu biết cách thì vẫn có thể giành thắng lợi. Cần đặc biệt lưu ý khâu cung cấp dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn cây con đang phát triển, nếu không có phân chuồng thì phải dùng đỗ tương nghiền trộn cùng phân lân Lâm Thao, tro bếp rồi bón cho cam. Ngoài ra có thể dùng thêm hóa chất phòng chống bệnh thối rễ. “Cam không kén đất nhưng nếu được trồng ở đất thịt thì quả sẽ ngon hơn, còn trồng trên đất cát pha thì sản lượng cao hơn” – anh Nghĩa nói. Với cách đó, vườn cam Canh của anh Nghĩa dần cho thu nhập ổn định và chỉ sau 10 năm, anh đã có tổng cộng 4ha cam, thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.

Không chỉ là người đầu tiên trồng cam đường Canh thành công trên đất Văn Đức, anh Nghĩa thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng cam cho hơn 10 hộ khác. Anh chia sẻ thêm về kỹ thuật ươm giống: “Cam trong vườn nhà tôi đều sống nhờ thân cây bưởi dại. Hạt bưởi gieo trong bầu, khi cây bưởi cao khoảng 40cm thì cắt mắt cam đường ghép vào là được một cây giống. Nhiều người không dùng biện pháp ươm như tôi mà thường chiết từ cây cam gốc ra, làm thế cũng được nhưng cam sẽ không khỏe, cho ít quả hơn”.

Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay58,106
  • Tháng hiện tại888,833
  • Tổng lượt truy cập92,062,562
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây