Học tập đạo đức HCM

Để lúa hè thu bội thu

Thứ sáu - 25/04/2014 22:18
Thông thường các nhà khoa học thường khuyến cáo áp dụng công thức phân bón cho vụ hè thu là: (80 – 90) N – (50 – 60) P2O5 – (30 - 40) K2O.
Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh... 

Để bón phân có hiệu quả cao, nông dân nên hiểu rõ vai trò của phân bón, đặc biệt là các yếu tố đa lượng. Cụ thể N (phân đạm) giúp cây tăng trưởng, đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao... N cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây lúa. Còn P (phân lân) giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra rễ, thúc đẩy phân hóa đòng. P cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đầu. Riêng K (kali) tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, tăng tích lũy chất khô và chất lượng lúa gạo.

Bà con cũng cần nắm vững loại phân bón, tỷ lệ nguyên chất của các thành phần dưỡng chất có trong một bao phân. Ví dụ phân đơn như urê tỷ lệ thông thường là 46%, tức 2 bao phân (100kg) chứa 46kg N nguyên chất. Phân lân Văn Điển/Ninh Bình, tỷ lệ 15 -17%, tức 100kg phân chứa 15 - 17kg P nguyên chất…. Còn phân hỗn hợp như NPK 16-16-8, tức trong 100kg phân chứa 16kg N, 16kg P2O5 và 8kg K2O… Từ đó nông dân có thể dựa vào công thức khuyến cáo để mua lượng phân thương phẩm mà bón, hoặc biết quy đổi tỷ lệ thích hợp khi áp dụng phân hỗn hợp bón cho lúa.

Ngoài ra, cũng cần áp dụng bảng so màu lá lúa giai đoạn lúa 21 NSS để không bón thừa đạm vừa tốn tiền, vừa dễ bị sâu bệnh, lúa đổ ngã giảm năng suất. Không nên bón đạm nhiều lần sẽ tăng chồi vô hiệu, không bón lúc trời mưa hoặc ruộng khô nứt, không bón đạm khi lúa bị bệnh. Có thể áp dụng máy bón phân vừa phun phân bón dạng lỏng hoặc dạng hạt trải đều trên ruộng rất tiện lợi, và không độc hại, nặng nhọc so với bón phân bằng tay. 
nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay65,499
  • Tháng hiện tại896,226
  • Tổng lượt truy cập92,069,955
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây