Học tập đạo đức HCM

Gà Mía Sơn Tây chuẩn bị vào vụ Tết

Thứ sáu - 08/12/2017 21:18
Gà Mía xưa kia chuyên dùng để tiến vua, có nguồn gốc từ xã Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội). Hiểu được những giá trị to lớn mà giống gà này mang lại, Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho gà Mía từ năm 2016. Từ đó đến nay, bà con nỗ lực phát triển, mở rộng quy mô đàn gà. Nhất là dịp này, khi Tết Mậu Tuất 2018 đang đến rất gần, chuồng trại nhà ai cũng rộn ràng, tất bật.
 

Ông Từ Khắc Hải đang chăm sóc đàn gà của gia đình.

Hối hả chuẩn bị gà Tết

Bà Cấn Thị Quy ở xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ là thành viên của Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi thương mại và đầu tư Đoài Phương. Bà nuôi gà Mía từ 2 năm trước, hiện quy mô đàn gà nhà bà đã lên tới 4.000 con với nhiều độ tuổi khác nhau. Theo đó, loại chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới là 2.000 con, loại bé nhất 1-2 tháng tuổi; loại đang xuất bán 6 tháng và trên 6 tháng tuổi. Bình quân mỗi ngày bà xuất chuồng 50 - 80 con, hiện giá gà trống giao buôn khoảng 90.000 - 95.000đồng/kg, gà mái từ 82.000 - 85.000đồng/kg, tuy nhiên theo bà Quy, dịp Tết giá sẽ nhỉnh hơn đôi chút do nhu cầu tăng.

Không chỉ gà thịt tăng giá, gà giống để phục vụ Tết giá cũng cao hơn bình thường. Theo đó, gà trống giá 20.000/con (1ngày tuổi); gà mái 6.000-7.000 đồng/con. Thức ăn của gà chủ yếu do gia đình bà Quy tự phối trộn, nhưng luôn đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Nhờ làm ăn bài bản, khoa học nên doanh thu của gia đình bà đạt 300-500 triệu đồng/năm. Những dịp cao điểm, bà còn phải thuê thêm nhân công với mức lương 6 triệu đồng/tháng/người.            

Tương tự như bà Quy, ông Từ Khắc Hải cũng là thành viên HTX Đoài Phương. Ông cho hay, tổng đàn gà của gia đình luôn ổn định ở mức 8.000 -10.000 con. Trong đó, số lượng đủ tuổi xuất bán luôn thường trực 2.000 con, số còn lại thuộc nhiều lứa tuổi, bình quân 1 tháng nhập vào 2.000 gà con, và cứ gối đầu quanh năm. Dịp Tết Nguyên Đán năm 2018, ông không có gà đủ độ tuổi xuất bán do không kịp chuẩn bị hệ thống chuồng trại. Tuy nhiên, bù lại ông thường xuyên có 2.000 gà mái đẻ, bình quân 1 ngày thu nhập khoảng 600 - 700 quả trứng; tương đương 21.000 quả/tháng. Trong đó, trứng ấp nở 3.500 đồng/quả, trứng thường 3.000 đồng/quả, thu nhập từ bán trứng của gia đình ông khoảng 400-500 triệu đồng/năm. Để đảm bảo sản xuất, ông Hải phải thuê 8 công nhân ăn ở tại trang trại với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây cho biết: “Song song với việc xây dựng thương hiệu gà Mía năm 2013, chỉ một năm sau Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía đã chính thức ra đời. Hiện, Hội có 26 hội viên, trong đó có một doanh nghiệp chuyên về công tác ấp nở và tiêu thụ con giống. Nếu như trước năm 2014, tổng đàn gà Mía Sơn Tây khoảng 40.000 con thì đến năm 2017 đã tăng lên 90.000 con. Mỗi năm xuất bán 180 tấn gà lông, doanh thu ước tính 14,4 tỷ đồng/năm”.

Sát cánh cùng bà con 

Cũng theo ông Quân, điều đáng ghi nhận là Hội đã kết nối và cung cấp sản phẩm gà giống chất lượng cao cho các chuỗi: gà đồi Ba Vì và gà đồi Sóc Sơn, ước tính 250.000 con/năm. Sản phẩm gà giống, gà thịt của Hội ngày càng được nhiều trang trại trong và ngoài thành phố đón nhận. Vì đây là giống gà cổ quý hiếm, khi xưa dùng để tiến vua, nhất là trong các dịp lễ Tết; có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon; đặc biệt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hội đã giải quyết việc làm cho 85 lao động, tăng 41% so năm 2015, thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 12% so năm 2015.

Đặc biệt, tháng 6/2017, Hội đã thành lập HTX Đoài Phương với 7 thành viên; trước mắt đã xây dựng điểm giết mổ tạm thời với công suất 80 con/giờ. Đáng ghi nhận là chỉ sau 2 tháng thành lập, tháng 8/2017, Đoài Phương đã ký thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm thịt gà theo chuỗi với một số đối tác như: Công ty Việt Nam ADB; Công ty BOLOGA… Đồng thời, đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ tại địa bàn nội đô với sản lượng 3.500- 4.500 con/tháng. Hiện, việc liên kết dọc từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm gà giống, gà thịt đang hình thành rõ nét và có hợp đồng rõ ràng. Song, liên kết trong sản xuất gà thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn, mới dừng lại ở khâu bán gà lông ra thị trường, hiệu quả kinh tế thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng theo chuỗi.  

Điều đáng ghi nhận nữa là, Hội luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan liên quan, đến nay công tác xây dựng chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ đã cơ bản đi đúng định hướng chỉ đạo của cấp trên. Nhất là hình thành liên kết trong tất cả các khâu từ sản xuất thức ăn tự phối trộn, con giống, chăn nuôi, giết mổ… đến tay người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và ATTP. Quy trình chăn nuôi được phổ biến, áp dụng rộng rãi trên đàn gà của các hội viên; việc chọn lọc đàn gà bố mẹ luôn được quan tâm. Độ đồng đều cao, khả năng sinh trưởng tốt và không có dịch bệnh lớn xảy ra, vì vậy, chất lượng gà giống, gà thịt được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, đã có nhiều địa phương lân cận biết đến gà Mía, thể hiện rõ qua đơn đặt hàng gà giống hàng năm. Nhận thức của hội viên về việc xây dựng thương hiệu gà Mía ngày càng nâng cao.

Mặt khác, công tác xúc tiến thương mại đối với gà giống, gà thương phẩm đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: liên kết chuỗi còn lỏng lẻo; công tác sơ chế sản phẩm gà thịt, đưa ra thị trường còn gặp nhiều khó khăn, chưa đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm gà thịt đã được làm mát, cấp đông còn nhiều hạn chế, do thói quen sử dụng thịt tươi. Cơ chế chính sách của nhà nước, thành phố hỗ trợ cho công tác xây dựng chuỗi liên kết còn thiếu, hoặc khó áp dụng.

Dự kiến, năm 2018, HTX Đoài Phương sẽ đưa gà thịt đã qua sơ chế, bao gói, cấp đông ra thị trường, đạt 4.500 con/tháng; năm 2020 đạt 10.000 con/tháng. Hoàn thiện quy trình - kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà Mía sinh sản và gà thương phẩm, đưa vào áp dụng chung cho toàn Hội. Tư vấn, định hướng cho 50% trang trại thành viên thực hiện chăn nuôi đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng VietGAP và áp dụng công nghệ cao. Giai đoạn 2018-2020, Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây phấn đấu đưa tổng đàn gà của các thành viên đạt 120.000 con/năm, trong đó, gà bố mẹ 75.000 con/năm; gà thương phẩm 45.000 con/năm, xuất bán 240 tấn gà lông/năm; doanh thu ước tính 19,2 tỷ đồng/năm. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 120 lao động, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Dương An Như/kinhtenongthon.com.vn


 Tags: gà mía

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,132
  • Tổng lượt truy cập92,654,796
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây