Học tập đạo đức HCM

Giống lúa mới phục vụ xuất khẩu

Thứ bảy - 05/07/2014 07:40
CXT30 là giống lúa thuần cực ngắn ngày với nhiều ưu điểm nổi trội trong canh tác cũng như chế biến gạo.

Tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, Cty CP Công nông nghiệp sạch Việt Nam (Hà Nội) phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện vừa tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa CXT30 vụ HT 2014 với sự tham dự của gần 100 đại biểu là nông dân, Chủ nhiệm HTX...

CXT30 là giống lúa thuần cực ngắn ngày với nhiều ưu điểm nổi trội trong canh tác cũng như chế biến gạo. Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe PGS.TS Tạ Minh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp VN, tác giả CXT30 giới thiệu về quy trình canh tác giống lúa này.

CXT30 thuộc loại hình cây thấp, đẻ nhánh khỏe, thích hợp với nhiều vùng sinh thái trên cả nước. Tùy vào mùa vụ và vùng sinh thái, giống lúa này có TGST từ 80 - 85 ngày (vụ HT ở ĐBSCL) hoặc 93 - 95 ngày (vụ mùa ở ĐBSH).

Do đó, nếu gieo cấy, tuổi mạ của CXT30 rất ngắn, chỉ 7 - 8 ngày để lúa có thời gian đẻ nhánh, đạt chồi hữu hiệu; tốt nhất là sạ hàng hoặc sạ lan với mật độ thưa, lượng giống từ 50 - 60 kg/ha. Lượng phân bón tương đương với các giống lúa khác nhưng bón theo nguyên tắc “nặng đầu nhẹ cuối”, tập trung cho bón lót và bón thúc sớm, không bón lai rai, bón thừa đạm…

Trong quá trình đưa vào SX khảo nghiệm tại nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, CXT30 đều cho kết quả tốt, lúa sinh trưởng mạnh, ít bị sâu bệnh tấn công, năng suất đạt khá cao.

Anh Lương Quang Vàng, nông dân ấp Đông Lộc, xã Thạnh Đông, Tân Hiệp, gieo sạ 4 ha giống lúa này trong vụ HT 2014 cho biết: “CXT30 sinh trưởng rất mạnh, mật độ gieo sạ rất thưa nhưng chỉ một thời gian ngắn là nở kín đất, lại ít bị sâu bệnh tấn công nên giảm đáng kể chi phí đầu tư.

“Sự xuất hiện của CXT30 đã làm phong phú thêm giống lúa cho địa phương. Tuy nhiên, đây là giống lúa mới nên cần phải khảo nghiệm thêm để biết được tính thích nghi theo từng mùa vụ, khắc phục những hạn chế phát sinh. Sau khi đã được đánh giá kỹ, huyện sẽ hướng tới hình thành vùng SX tập trung và mời DN ký kết hợp đồng bao tiêu, chế biến XK”. - Ông Lê Văn Đúng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp.

Năng suất vụ HT cao hơn hẳn lúa IR 50404. Tôi chỉ lo ngại về đầu ra, vì đây là giống mới, diện tích và sản lượng còn ít nên chưa có nhiều thương lái biết tới”.

Tương tự, ông Đỗ Văn Luông, Giám đốc HTX Nông nghiệp kênh 5A, xã Tân Hiệp A cũng gieo sạ 3 ha giống lúa CXT30 trong vụ HT 2014 trên diện tích đất nhà.

Ông Luông cho biết: “Khi mới gieo sạ nhiều người khuyên tôi nên trục bỏ đi để sạ lại vì lúa quá thưa, trong khi xung quanh ruộng đã xanh kín. Vậy mà chỉ sau 2 đợt bón phân (lúc 7 và 11 ngày) lúa đẻ nhánh rất nhanh, có gốc lên đến 14 - 15 chồi.

Lúa rất cứng cây, vụ HT cũng ít bi đổ ngả, kháng sâu bênh tốt. Chỉ có điều lúc lúa còn nhỏ (khoảng 10 - 15 ngày) bị vi khuẩn gây hại, cây bị vàng, cần phải phòng trừ kịp thời, không để bị mạ bị ảnh hưởng dẫn đến chết cây”.

Về chất lượng, CXT30 thuộc nhóm hạt dài, đạt tiêu chuẩn XK, hạt lúa dài 10 mm, gạo nguyên liệu (bóc vỏ) 7,15 mm, gạo trắng 6,91 mm, tỷ lệ gạo nguyên liệu/lúa đạt cao 81%. Hạt gạo trong, hàm lượng amylose và protein cao (lần lượt là 22,7% và 9,1%), cơm dẻo, có mùi thơm nhẹ.

“Đây là giống lúa có các chỉ tiêu chất lượng gạo khá cao, hơn cả những giống lúa thơm đang có trên thị trường hiện nay. Từ trước đến nay chưa có một giống lúa nào ngắn ngày, năng suất cao mà lại cho chất lượng gạo tốt. Thế nhưng CXT 30 đã hội tụ được tất cả các đặc tính này”, PGS.TS Tạ Minh Sơn phấn khởi cho biết.

Ngoài ra, chính ưu điểm vỏ mỏng để cho tỷ lệ gạo cao của giống lúa CXT30 lại trở thành nhược điểm khi canh tác trong điều kiện bất lợi như vụ HT, lúa dễ bị nảy mầm trên cây khi gặp thời tiết mưa bão nhiều. Vì vậy, bà con nông dân cần lưu ý thu hoạch khi lúa vừa chín tới để hạn chế tình trạng này.

Về thị trường đầu ra, ông Võ Văn Nhẫn, GĐ Cty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ Kiên Giang, một trong các đơn vị XK gạo chủ lực của tỉnh cam kết trước mắt sẽ thu mua toàn bộ lúa CXT30 cho nông dân với mức giá cao hơn IR50404 là 300 đ/kg. Khi giống lúa này được chính thức công nhận là giống quốc gia, nông dân gieo sạ nhiều, sản lượng tăng lên Cty sẽ ký hợp đồng bao tiêu.

theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,326
  • Tổng lượt truy cập92,039,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây