Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh quyết liệt khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ hai - 02/10/2017 22:11
Dịch bệnh gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh. Trong khi đó, công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 2 hiện đang đạt tỷ lệ thấp, nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Từ đầu tháng 9/2017, trên địa bàn huyện Can Lộc đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) tại xã Thiên Lộc làm 4 con bò của 3 hộ chăn nuôi bị dính bệnh. Hơn 1 tuần sau, dịch lại được phát hiện tại 2 hộ chăn nuôi của thôn Làng Bùi (xã Vượng Lộc) có 5 con bò bị bệnh. Nguyên nhân được xác định ở xã Thiên Lộc là do các chủ hộ mua bò từ chợ Nhe về nuôi làm bệnh lây lan sang gia súc của các hộ khác; còn ở Vượng Lộc, chủ hộ cũng mới mua bò về nuôi gần 1 tháng và đây cũng là nơi ổ dịch cũ trong năm 2015.

ha tinh quyet liet khong che dich benh gia suc gia cam

Cán bộ thú y xã Thạch Tân (Thạch Hà) tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gia cầm.

Mới đây, tại thôn 2, thôn 10, xã Gia Phố (Hương Khê), cơ quan chức năng phát hiện 3 con bò bị dịch LMLM.

Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, huyện tập trung chỉ đạo các địa phương có dịch và vùng uy hiếp vào cuộc quyết liệt bằng các biện pháp khống chế, dập dịch không để lan ra diện rộng.

“Tuy nhiên, thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, việc mua bán, vận chuyển gia súc hết sức tùy tiện, không được kiểm tra. Đặc biệt, công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1 trên địa bàn huyện đạt thấp và đã hết hiệu lực; các địa phương triển khai tiêm phòng đợt 2 đến thời điểm này đạt tỷ lệ rất “khiêm tốn”. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xẩy ra thời gian tới là rất cao” - ông Cường lo lắng.

Tại địa bàn tổ dân phố 9, phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) vừa phát hiện vi-rút cúm A/H5N6 trên đàn vịt của một hộ chăn nuôi làm chết và buộc phải tiêu hủy 240 con. Dịch cúm H5N6 hết sức nguy hiểm. Theo Tổ chức Thú y thế giới, đây là chủng vi-rút có độc lực cao, dù chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người nhưng việc nó xuất hiện trên gia cầm cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi-rút cúm gia cầm cho người. Trước đó, trên địa bàn huyện Kỳ Anh cũng có dịch cúm A/H5N1, buộc phải tiêu hủy hơn 2.000 con gà, vịt, ngan.

Theo ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xuất hiện dịch LMLM tại 12 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh 147 con. Hiện tại, các huyện Hương Khê, TP Hà Tĩnh, Can Lộc đang có dịch LMLM gia súc, cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

Trước tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm có nhiều diễn biến phức tạp, sản phẩm chăn nuôi giảm thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn, đặc biệt đối với lợn, người chăn nuôi cắt giảm các chi phí sản xuất ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, Mặt khác, công tác quản lý, mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm còn nhiều hạn chế. Lo ngại hơn là tỷ lệ tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2017 tại các địa phương đạt thấp. Từ ngày 15/8 - 30/9/2017, vắc-xin LMLM, tụ huyết trùng trâu, bò, dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn đạt 11% kế hoạch; vắc-xin cúm gia cầm đạt 4% kế hoạch.

Nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm tăng cao, tỉnh và ngành chuyên môn quyết liệt chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Trong đó, đối với các ổ dịch chưa qua 21 ngày, tiếp tục tổ chức vệ sinh, phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại vùng dịch ít nhất 1 lần 2 ngày; rải vôi bột khu vực nuôi, bãi chăn thả, lối đi lại và đầu mối các trục đường giao thông; tập trung tiêm vắc-xin phòng bệnh cho 100% số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm tại các xã có dịch và vùng liên quan. Đặc biệt là tạm thời đình chỉ việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn và các xã vùng bị uy hiếp...

Những địa phương khác cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch khi mới xuất hiện, không để lây lan ra diện rộng. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 năm 2017 đạt kết quả cao theo chỉ tiêu, kế hoạch UBND tỉnh giao, kết thúc trước ngày 15/10.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay57,029
  • Tháng hiện tại887,756
  • Tổng lượt truy cập92,061,485
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây