Học tập đạo đức HCM

Hải Phòng: Nhộn nhịp làng hoa chuẩn bị vào mùa

Thứ tư - 30/11/2016 10:48
Tại các làng trồng hoa, cây cảnh Đồng Dụ, Tự Lập, Hòa Nhất (xã Đặng Cương), Minh Kha, Văn Phong, Kiến Phong (xã Đồng Thái) của thành phố Hải Phòng, Khắp các vườn đào, quất, hải đường, nông dân đang tất bật chăm bón, tỉa cành, tuốt lá cho cây, dón chào những sản phẩm hoàn hảo mới, sẵn sàng đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu chơi hoa Tết của nhân dân.

Mùa tuốt lá đào

Theo kinh nghiệm lưu truyền từ đời cha ông để lại rằng, muốn cho đào nở hoa vào đúng vào dịp Tết, quất khoe vàng rực rỡ đúng thời gian thì phải chú trọng hơn ở việc ngắt lá, tỉa cành đúng thời điểm, kịp thời điều tiết quy luật để cho hoa nở theo ý muốn, không để đào nở quá sớm hay quá muộn. Làm được điều này người chăm sóc đào sẽ phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết xem những ngày cuối năm diễn biến thế nào. Nếu 2 tháng cuối năm thấy thời tiết rét đậm nhiều thì sẽ ngắt cành sớm hơn, còn ấm nhiều thì ngắt lá muộn hơn, thời gian được phép giao động từ 45- 60 ngày tùy vào thời tiết của từng năm. Trồng hoa cũng tỉ mỉ như việc chăm sóc con thơ trong nhà, các động tác chăm sóc hết sức nhẹ nhàng để không làm gẫy cành, xước thân hay rụng mắt. Khâu chăm bón cuối cùng này là khâu khá quan trọng để quyết định người trồng hoa biết mình có thắng lợi trong thu hoạch hay không.

 hai phong: nhon nhip lang hoa chuan bi vao mua hinh anh 1

Người dân huyện An Dương, Hải Phòng chăm sóc đào, quất chuẩn bị đón Tết Bính Thân 2017.

Năm nay mặc dù kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân vẫn “thịnh”, các nhà vườn đã có khách đến nhận cây đặt cho cơ quan. Theo đó, khách treo biển tên của mình vào cây đã nhận để xí phần trước chỉ chờ Tết là đến đánh gốc chuyển đi. Các thương lái ở xa cũng về ngắm nghía đặt cọc mua tại vườn mua vận chuyển đi nơi khác.

Anh Dân Chiến là những người đầu tiên trồng đào trong làng, có nhiều kinh ngiệm trong kỹ thuật tạo thế cho cây. Lúc đầu, anh phải cất công đi tận Mộc Châu, Sơn La mua gốc đào lớn đem về ghép với mắt đào Nhật Tân qua nhiều công đoạn kỹ thuật khác nhau để tạo ra một thứ đào cao cấp hiện nay. Vườn nhà anh có khoảng 500 gốc nhưng gốc nào gốc đấy to, nhìn rất bắt mắt, mỗi năm cho thu nhập vài trăm triệu từ việc trồng hoa đào. Anh vui vẻ chỉ tay về mấy chòi của các nhà vườn nói: “Người dân trồng đào chúng tôi một nắng hai sương, họ ăn cùng cây, ngủ cùng cây và vui cùng cây”. Nhờ trồng đào mà kinh tế nhà anh thuộc diện khấm khá, anh nuôi hai con ăn học đại học và lo việc ổn định cho con mình. Thấy hiệu quả từ mô hình này, những người dân trong thôn cũng học theo, tăng số hộ trồng hoa hiện nay lên 600 hộ trong toàn xã, với 40 ha đào, quất, hải đường cùng một số giống hoa thân thảo như lay ơn, lưu ly, cúc, đồng tiền. Cả xã phấn khởi nhà nào nhà nấy đang hăng say lao động, với hy vọng được mùa thu hoạch khá.

Gò dáng quất

 hai phong: nhon nhip lang hoa chuan bi vao mua hinh anh 2

Anh Lê Văn Thời thôn Trí Yếu, xã Đặng Cương năm nay đã đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa lên đến 2.000m2 với hơn 100 gốc đào và khoảng 300 gốc quất. Cả gia đình đang tập trung vào gò dáng cho vườn quất để kịp thời vụ. Theo anh thì để cho một cây quất cảnh có dáng, thế đẹp, các cành quả phân bổ đều khắp xung quanh và từ dưới tán gốc lên ngọn thì nhà vườn phải đầu tư nhiều công sức để gò thế, tạo dáng. Người gò quất dùng các sợi dây đồng mềm mại nhỏ li ti như sợi tóc để buộc rồi níu kéo các cành ở những chỗ dầy kéo ra những chỗ thưa trống quả làm cho tứ bề của cây quất đều có quả cắt tỉa cành cho gọn.

Việc dùng dây đồng để gò, tạo thế cho cây quất như vậy mất rất nhiều thời gian, một người có khi cả nửa ngày mới có thể tạo dáng hoàn thiện xong 1 cây quất. Chính vì vậy nên ở những gia đình trồng nhiều quất thường phải tranh thủ bắt tay ngay vào công việc sớm hơn, hoặc thuê nhân công mới mong kịp mùa vụ. Công việc bận rộn đến nỗi không ít hộ còn ăn trưa qua quýt rồi ở lại luôn ngoài ruộng để tận dụng được nhiều thời gian hơn. Anh Thời còn cho biết thêm, nhiều năm nay xu thế của người dân chơi quất cảnh là họ thích dáng cây thông, mà dáng thông khó tạo hơn dáng tròn, nên người làm vườn phải mất nhiều công sức hơn mới làm được. Vì vậy công đoạn gò cây tạo thế, tạo dáng là cực kỳ quan trọng, nó quyết định cây quất ấy có được giá tiền, nhiều người thích hay không. Một cây quất dáng thông mà người mua ưng ý chọn phải là cây có quả phân bổ đều khắp tán, không có quả vẹt, quả lép, hoặc lệch tán.

Từ mảnh đất nghèo, giờ đây, Đặng Cương trở thành vùng chuyên canh sản xuất hoa, cây cảnh của thành phố Hải Phòng với thương hiệu hoa Đồng Dụ nổi tiếng khắp gần xa. Ông Nguyễn Xuân Thêm, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh xã Đặng Cương phấn khởi cho biết, mỗi năm, xã chuyển đổi 10-15% diện tích đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh, nhờ đó, nhiều hộ gia đình không chỉ thoát nghèo mà đời sống ngày càng ấm no, khấm khá. Dịp Tết Bính Thân vừa qua, các nhà vườn thu về hơn 28 tỷ đồng. Mỗi hộ trồng đào, quất thu nhập bình quân 100-200 triệu đồng, nhà có diện tích trồng lớn cho thu nhập 400-600 triệu đồng, những hộ trồng đào, quất nhỏ lẻ cũng có thu nhập 20-30 triệu đồng. Diện mạo nông thôn có sự đổi thay rõ nét, xã có nhiều nhà cao tầng, ô tô, xe máy, trẻ con khỏe mạnh, được học tập, vui chơi trong môi trường lành mạnh. Con đường bê-tông sạch đẹp vào các thôn Đồng Dụ, Hòa Nhất, Tri Yếu, Chiến Thắng, Dân Hạnh… được xây dựng từ nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân, góp phần hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tác giả bài viết: Thu Thủy

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm314
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại237,548
  • Tổng lượt truy cập85,144,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây