Học tập đạo đức HCM

Khắc khoải vì tôm

Thứ tư - 14/09/2016 04:38
Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung của xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình rộng trên 14 ha, từ đầu năm đến nay cứ thưa vắng dần, chỉ còn lại vài chục hộ cầm canh nuôi với hy vọng trúng được vụ để trả nợ. Trúng mô không thấy chỉ thấy “trật nối trật”.

Thử canh bạc mới

Theo chủ hồ tôm Ngô Minh Phiện, với kinh nghiệm gần 10 năm nuôi tôm ở vùng này thì từ đầu năm đến nay là lâm vào thế khó khăn nhất. Ông Phiện than thở, không rõ vì nước biển ô nhiễm hay không mà từ đầu năm đến nay, tôm nuôi chậm lớn và cứ chết dần. Tôm nuôi không lớn như trước mặc dù chế độ thức ăn, sục khí, thay nước… vẫn không thay đổi. “Nếu như trước đây, tôm nuôi với thời gian khoảng 2,5 tháng đã 150 - 200 con/kg. Nhưng vào vụ đầu năm 2015, tôm thả gần ba tháng vẫn chỉ ở mức 250 con/kg. Có đổ thức ăn mấy cũng không chịu lớn” - ông Phiện cho biết.

khắc khoải vì tôm

Hồ tôm đầu tư hàng tỷ đồng nay bỏ không - Ảnh: Hạnh Châu

Vụ nuôi tôm này, ông Phiện làm liều nuôi tôm bằng nước ngọt. Ông khoan giếng trên bờ cát và lấy nước ngọt vào hồ tôm. Với diện tích 2,5 ha (8 hồ), ông phải chi phí tăng thêm vì phải tăng lượng khoáng cho tôm. Mỗi lần tốn vài trăm triệu đồng. Theo ông Phiện, khi tôm được khoảng ba tháng thì sẽ cho nước biển vào. Trong trường hợp tôm có hiện tượng bất thường thì bán luôn. Chỉ hy vọng vớt vát được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chứ không lẽ đã bỏ chi phí hơn chục tỷ đồng rồi mà bỏ hồ thì chết theo hồ luôn.

Khó càng thêm khó khi các hộ tôm nơi đây đã dốc vốn vào nhưng đang đứng trước nguy cơ nợ nần. Họ cũng hy vọng vay vốn để cứu vụ mới nhưng hiện nay các chính sách dường như không ưu đãi người nuôi tôm. Ông Phiện chia sẻ, bình thường các dự án nuôi bò, nuôi lợn thì ngân hàng cho vay tiền tỷ, nhưng với nghề nuôi tôm thì chỉ được vay khoảng 200 - 300 triệu đồng. Quá nhỏ so với chi phí nuôi.

 

Thua lỗ và nợ nần

Gia đình ông Trương Quốc Tuấn, ở xã Ngư Thủy Trung, đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để nuôi tôm trên 5 hồ với diện tích hơn 1,5 ha. Nhưng đầu năm đến nay tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến gia đình ông lâm cảnh nợ nần.

Ông Tuấn tâm sự, trước đây tôm chết còn biết bệnh gì còn có hướng xử lý; tuy nhiên, thời gian này thì tôm chết không rõ nguyên nhân từ đâu. Khi cấp nước vào hồ tôm chết rất nhiều, không chết đột ngột mà chết dần dần. “Tôm chết với các biểu hiện như nổi bơi lờ đờ rồi chết; hoặc cứ nhảy dựng lên trên mặt nước rồi chết và chết dần ở tầng đáy. Chính vì vậy, mỗi hồ tôm đầu tư 1 tỷ nhưng khi bán ra thì chỉ 300 - 400 triệu đồng thôi” - ông Tuấn xót xa.

Cũng theo ông Tuấn, chi phí như hiện nay, một hồ tôm khoảng 3.200 m2 một vụ (khoảng 4 tháng) người nuôi bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng (gồm tiền giống 100 triệu đồng, tiền thức ăn 600 triệu đồng, tiền điện 150 triệu đồng, các chi phí khác khoảng 150 triệu đồng). Vốn đầu tư lớn nhưng do tôm bị chết nên người dân phải chịu lỗ hơn 500 triệu đồng. Với chi phí đó, hiện nay gia đình ông Tuấn đang nợ ngân hàng và tiền vay mượn hơn 2,7 tỷ đồng.

Qua 7 năm nuôi tôm, số tiền tích trữ bấy lâu nay của ông Trần Quang Thương đã cuốn theo vụ tôm này. Hiện nay, gia đình ông đã bỏ trống các hồ nuôi vì không có vốn cũng như không dám nuôi tôm vì chưa biết nguyên nhân tôm chết để khắc phục. Ông Thương tâm sự: “Nhìn tôm chết hàng loạt mà xót xa. Bây giờ nợ nần quá nhiều đến nhà cũng không muốn về. Chỉ mong sao tìm được nguyên nhân tôm chết để có biện pháp xử lý nuôi vụ sau”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Trung, cho hay: Từ đầu năm đến nay, hiện tượng tôm chậm lớn, chết mòn cũng đã được báo lên chính quyền. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ biết báo cáo lên trên để xác định nguyên nhân. Trong trường hợp vì sự cố môi trường biển thì phải có chính sách hỗ trợ để người nuôi tôm vượt qua kỳ khó khăn này.

>> Xã Ngư Thủy Trung có khoảng 45 hộ nuôi tôm trên cát ở khu nuôi tập trung. Trước hiện tượng tôm chậm lớn, chết mòn nhiều hộ phải bán tháo với giá chỉ 30 - 40 nghìn đồng/kg, dù thời điểm trước đó tôm cùng loại 80 - 100 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, hàng chục hộ nuôi bỏ hồ vì nợ nần và cũng không còn vốn để đầu tư vào “canh bạc” này nữa.

Hạnh Châu /thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,515
  • Tổng lượt truy cập92,037,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây