Học tập đạo đức HCM

Khánh Hòa: Gỡ khó cho tôm hùm

Thứ năm - 20/08/2015 05:45
Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.

Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tôm hùm ở nước ta phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Đến nay, số lượng lồng nuôi ước tính hơn 53.000 lồng, trong đó Phú Yên 23.627 lồng, Khánh Hòa 28.455 lồng với khoảng 8.000 - 10.000 hộ nuôi, sản lượng đạt khoảng 1.600 tấn/năm, đem lại nguồn thu gần 4.000 tỷ đồng/năm.

Tuy được xem là đối tượng nuôi chính và có giá trị cao, nhưng thực tế nghề tôm hùm thiếu bền vững. Nguồn giống tôm hùm hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên, ước tính hàng năm khai thác được từ 7 - 9 triệu con giống. Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh cho biết, hiện nay vấn đề con giống phục vụ cho người nuôi rất bị động, bởi chưa sản xuất được con giống. Thế nhưng hiện nay, nguồn tôm giống trong nước cạn kiệt dần do mất môi trường sống. Tại Khánh Hòa, con giống khai thác tự nhiên chỉ đáp ứng được 30 - 40%, còn lại chủ yếu nhập khẩu. Đã vậy, nguồn tôm nhập khẩu chưa có những quy chuẩn kiểm dịch cụ thể để kiểm soát.

Theo định hướng, đến năm 2020 sản lượng tôm hùm nước ta đạt 2.000 - 2.500 tấn. Để đạt được mục tiêu này, theo ông Phạm Khánh Ly - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, trước hết cần giải quyết được gốc rễ các loại dịch bệnh đang gây ra cho tôm hùm. Từ đầu năm 2015 đến nay, tỷ lệ tôm hùm bị bệnh sữa, sữa đỏ chiếm khoảng 25 - 30% và đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì cho rằng, trong mấy năm qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nuôi tôm hùm, nhưng những đề tài này đa phần nghiên cứu xong rồi thôi, không có ai kế thừa, tiếp tục hoàn thiện nên không phát huy hiệu quả.

Ông Lê Anh Tuấn (Trường Đại học Nha Trang) lấy ví dụ ở Cuba, mỗi năm nước này xuất bán 10.000 tấn tôm hùm, đều là tôm hùm tự nhiên. Đạt được kết quả đó là do họ thành công trong việc bảo tồn nguồn lợi tôm để khai thác một cách hợp lý. “Ở nước ta, sản lượng chỉ bằng 15% của Cuba. Điều này chúng ta phải cân nhắc lại, nên nghiên cứu việc bảo tồn loài tôm tự nhiên để khai thác và nuôi tôm công nghiệp, cái nào hiệu quả hơn để có những điều chỉnh cho định hướng phát triển tôm hùm”, ông Tuấn kiến nghị.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, để tháo gỡ những vướng mắc một cách căn cơ, trước mắt Tổng cục Thủy sản gấp rút phối hợp với các đơn vị chuyên trách, các địa phương hoàn thành chi tiết các vùng nuôi tôm. Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc ngăn chặn dịch bệnh, thử nghiệm nuôi tôm hùm giống cần triển khai mạnh mẽ hơn. “Đầu ra của tôm hùm hiện nay đang khó khăn, báo chí phản ánh nhiều về việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Thời gian tới, các ngành chức năng và địa phương nuôi tôm cần có thêm nhiều nghiên cứu để đa dạng loại giống tôm nuôi, làm sao phù hợp với nhiều thị trường để chủ động trong việc tiêu thụ. Nếu quá phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay, chúng ta sẽ gặp nhiều rủi ro”, ông Tám nói thêm.

Nguồn: báo Khánh Hòa

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm294
  • Hôm nay54,148
  • Tháng hiện tại884,875
  • Tổng lượt truy cập92,058,604
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây