Học tập đạo đức HCM

Khó chẩn đoán được dịch tả lợn châu Phi

Thứ sáu - 31/08/2018 06:40
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, chỉ có lấy mẫu xét nghiệm mới có thể xác định được chính xác lợn bị bệnh do virus dịch tả lợn châu Phi gây ra.
17-29-24_img_2237

Ông Nguyễn Văn Long

Xin ông cho biết những triệu chứng cơ bản để phát hiện lợn bị bệnh virus dịch tả lợn Châu Phi?

Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển (đã và đang có tại Việt Nam). Do đó, việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm mới có thể phát hiện chính xác virus dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, một số biểu hiện cơ bản có thể dễ nhận nhận bên ngoài ở các thể:

- Thể quá cấp tính: Lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

- Thể cấp tính: Lợn sốt cao (40,5-42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ tử chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang ASFV trong suốt cuộc đời.

- Thể á cấp tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình, chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài 5-30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỉ lệ chết khoảng 30-70 %. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.

17-29-24_lon
Việt Nam đang có nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi

- Thể mãn tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp. Chủ yếu được tìm thấy ở Angola và châu Âu. Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành dạng mãn tính.

Như ông nói việc chẩn đoán bệnh do dịch tả lợn châu Phi khó có thể thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Vậy ở Việt Nam hiện nay có đủ các điều kiện cơ sở phân tích để xác định virus dịch tả lợn Châu Phi không? Bằng phương pháp nào?

Các bệnh khác cần được chẩn đoán để phân biệt với bệnh do virus dịch tả lợn châu Phi rất đa dạng, bao gồm các bệnh: Bệnh tai xanh (đặc biệt là thể cấp tính); bệnh đóng dấu lợn; bệnh phó thương hàn; bệnh tụ huyết trùng; bệnh liên cầu khuẩn do Streptococcus suis; bệnh Glasser; bệnh ký sinh trùng đường máu do Trypanosoma gây ra; Hội chứng viêm da sưng thận do PCV2; bệnh giả dại ở lợn choai và bị ngộ độc muối.

Hiện nay, hệ thống các phòng phân tích của ngành thú y ở nước ta đều có khả năng để xác định bệnh do virus dịch tả lợn châu Phi gây ra. Cụ thể, việc lấy mẫu xét nghiệm có thể gồm: Lấy mẫu máu lợn đang sốt trong giai đoạn đầu, máu được chống đông bằng bổ sung EDTA 0.5% hoặc Heparin; lách, các hạch bạch huyết, hạch amidan bảo quản ở nhiệt độ 4°C; huyết thanh từ động vật khỏi bệnh, lấy mẫu trong vòng 8-21 ngày sau khi lợn nhiễm bệnh.

17-29-24_dt
Bản đồ phân bố bệnh dịch tả lợn châu Phi

Xét nghiệm phát hiện virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng nhiều cách như: Sử dụng tế bào monocytes sơ cấp của lợn hoặc tế bào tủy xương, phần lớn virus dịch tả lợn phân lập được sẽ sinh ra Haemadsorption; phát hiện kháng nguyên bằng phương pháp Fluorescent antibody test (FAT) kết quả dương tính của FAT cùng với các triệu chứng và các tổn thương có thể sơ bộ xác định bệnh Dịch tả lợn châu Phi; phương pháp PCR: Là kỹ thuật cần thiết đối với việc xét nghiệm các mẫu lợn nghi bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi…

Xin cảm ơn ông!

LÊ BỀN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay60,359
  • Tháng hiện tại891,086
  • Tổng lượt truy cập92,064,815
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây