Học tập đạo đức HCM

Không tuân thủ cơ cấu và thời vụ: Biết rồi, khổ lắm...!

Thứ tư - 24/12/2014 05:40
Kể từ vụ xuân 2015, dòng giống X (trà xuân trung) không được cơ cấu trong nhóm giống chủ lực của tỉnh. Như vậy, cùng với “cụ” IR 1820 (trà xuân sớm), đây là loại giống lúa thứ 2 sẽ được thay thế trong cơ cấu vụ xuân, nhằm đạt tiêu chí 100% trà xuân muộn. Dù không có tên trong danh sách cơ cấu giống vụ xuân từ 3 năm trước, IR 1820 vẫn nghiễm nhiên tồn tại trên cánh đồng của một số địa phương. Cùng với đó là tình trạng xuống giống “lộn tung phèo” đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi.

“Cố thủ” với IR 1820

Theo thống kê bước đầu của ngành chuyên môn, hiện nay, còn khoảng 3 ha mạ IR 1820, trong đó 0,5 ha ở Nghi Xuân (Xuân Trường, Xuân Phổ) và 2,5 ha ở Can Lộc (Xuân Lộc, Quang Lộc và thị trấn Nghèn). 3 ha mạ tương đương 30 ha lúa cấy so với trên 55.000 ha lúa xuân của toàn tỉnh thì tỷ lệ này chẳng bõ bèn gì. Vấn đề ở chỗ, số diện tích này lại chỉ “cố thủ” ở một vài địa phương và lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác!

Không tuân thủ cơ cấu và thời vụ: Biết rồi, khổ lắm...!
Nhiều diện tích mạ IR 1820 của xã Xuân Lộc (Can Lộc) đã lên xanh.

Đến xã Xuân Lộc, chúng tôi bắt gặp những nương mạ khá lớn. Có số lá vừa chớm xanh, số đã lên rậm rạp được che phủ bằng nilon cẩn thận. Hỏi ra mới biết, toàn bộ diện tích này là giống IR 1820. Bà Nguyễn Thị Huệ cho biết: “Đầu vụ, xã đề nghị ký cam kết không sản xuất lúa IR 1820, nhà ký, nhà không, thấy mọi người làm thì tôi cũng làm. Nhà chỉ còn 2 ông bà, nên vụ này chỉ sản xuất 2 sào lúa IR 1820. Số mạ này phần lớn bắc từ hôm 1/12 (DL). Khoảng đầu tháng 12 âm lịch sẽ xuống cấy”. Một số người dân cho hay: “Trăm hay không bằng tay quen”, mấy vụ trước, dù đã thay đổi giống mới nhưng ăn không hợp miệng nên tự ý để giống IR 1820. Tiến sâu vào làng, người xuống đồng càng tấp nập. Những nương mạ đã lên xanh. Bác Đậu Thị Tình (xóm Mỹ Yên) cho biết: “Làng này, bà con chủ yếu sản xuất giống IR 1820. Nhà tôi hơn 6 sào thì 5 sào dùng giống này. Còn giống BTE1 mà xã cơ cấu thì giá đắt quá, không được hỗ trợ nữa nên không đầu tư được”.

Thực trạng này cũng diễn ra ở Quang Lộc. Theo quan sát thì những ruộng mạ này được bắc khoảng 15-20 ngày trước. Dẫu vậy, lãnh đạo địa phương không thể chắc chắn đó có phải là IR 1820 hay không! Ông Đặng Đình Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Lộc cho biết: “Khi chúng tôi kiểm tra thì bà con bảo đó là giống X (xuân trung), sản xuất ở vùng trũng ven sông. Quan điểm của xã không cho phép sử dụng loại giống thoái hóa này”. Ngay cả lãnh đạo cơ sở cũng không dám khẳng định thì việc quản lý sử dụng giống đúng cơ cấu chắc còn lắm gian nan!

Tùy tiện thời vụ

Cũng phải nói thêm rằng, bên cạnh sự thờ ơ của chính quyền một số địa phương thì trách nhiệm còn ở các nhà cung ứng. Theo ngành chuyên môn thì trên đồng ruộng đang tồn tại khá lớn diện tích giống thiên ưu 8 và XT 28, mặc dù 2 loại này đều không có trong danh sách nhóm giống cơ cấu. Vì lợi nhuận, các đơn vị đã cung ứng những giống đang sản xuất thử cho người nông dân, “lọt” qua chính quyền các cấp. Kể cả nhóm giống X (Xi 23, NX 30), sau vài chục năm gắn bó với đồng ruộng Hà Tĩnh thì đã đến lúc được thay thế (chỉ cơ cấu 10% diện tích trong vụ xuân 2015) vì những hạn chế làm thiệt hại đến năng suất cây trồng và mùa vụ cũng nhiều khả năng chưa thể đạt được tỷ lệ như mong muốn trong vụ xuân năm nay. Ông Phan Văn Thanh - Phó phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết: “Với đặc thù riêng, vụ xuân 2015, huyện vẫn cơ cấu 25% xuân trung. Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích mạ vào thời điểm này đã vượt chỉ tiêu đề ra, chiếm 30% cơ cấu”. Đó là chưa kể, một số địa phương còn xuống mạ trước lịch thời vụ từ 15-20 ngày!

Về chuyện xuống giống trước lịch thời vụ, một số bà con xã Xuân Lộc, Quang Lộc cũng đang tiến hành bắc mạ cho lúa xuân muộn, mặc dù lịch xuống giống còn khoảng 20 ngày nữa. Khi được hỏi về vấn đề này, chị Đậu Thị Hoa (xóm Mỹ Yên, Xuân Lộc) vừa căng nilon che phủ cho luống mạ nếp 98 (5 - 10/1/2015) mới bắc xong, chia sẻ: “Người ta bắc cả thì nhà tôi cũng làm. Lịch là vậy, nhưng mọi năm, cứ bắc sau Noel là chết rét nên tôi tự tính thời gian cho nhà mình”. Chị đâu có biết, thời điểm đó, nhiệt độ thấp nhất về đêm có thể xuống 13-15oC, không cho phép xuống mạ.

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, lịch xuống giống cho trà sản xuất quan trọng nhất vụ xuân chính thức bắt đầu. Chỉ 1 tháng cho 90% diện tích lúa xuân, việc sử dụng giống lúa, thời vụ đúng với chỉ đạo của ngành NN&PTNT là yếu tố hàng đầu làm nên thắng lợi mùa vụ. Vấn đề này còn phụ thuộc vào sự quản lý nguồn giống “ngoài luồng” ở các địa phương. Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Về vấn đề tổ chức sản xuất không tuân thủ thời vụ, cung ứng giống sai cơ cấu, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản phê bình chủ tịch UBND các huyện và công ty cung ứng. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết vẫn đang hết sức phức tạp, các địa phương một mặt cần bổ cứu kịp thời sản xuất, mặt khác, phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp chỉ đạo sản xuất theo cơ cấu, thời vụ đã đề ra”.

Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập506
  • Hôm nay69,647
  • Tháng hiện tại805,757
  • Tổng lượt truy cập93,183,421
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây