Học tập đạo đức HCM

“Lấp đầy” vụ đông

Thứ hai - 28/11/2016 02:40
Trước khi đợt mưa lạnh tiếp theo tràn xuống, Hà Tĩnh đã có gần 10 ngày nắng đẹp trải rộng khắp các vùng, trở thành thời điểm “vàng” để nông dân toàn tỉnh tái sản xuất. Đến nay, diện tích cây vụ đông toàn tỉnh đạt 3.037,5 ha, gồm ngô lấy hạt, ngô sinh khối và rau màu các loại...

Dù phải cực nhọc làm đi làm lại mấy lần thì vườn rau của gia đình chị Trịnh Thị Hoài (thôn La Xá, Thạch Lâm, Thạch Hà) cũng đã bén mầm. Trong số 2 sào đất, đa phần là húng quế, kinh giới, có số đã cho thu hoạch, số vừa lên khỏi mặt đất, có số lại vừa mới gieo. Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng rau, cực nhọc mấy thì anh chị cũng phải “phủ” hết diện tích.

lap day vu dong

Chị Trịnh Thị Hoài chăm sóc đồng rau thơm 2 sào cho thu nhập cao

Chị Hoài cho biết: “Trồng rau đã trở thành kế sinh nhai rồi. Mùa nào thức nấy nhưng vụ đông là được giá nhất. Với tình hình thời tiết như năm nay, gia đình tôi ưu tiên các loại cây ngắn ngày. Chẳng hạn như cây gia vị, thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho thu hoạch lâu dài”. Ở những nơi nước lụt làm thối cây, vợ chồng chị, làm sạch đất và gieo trồng lại giống mới. Tất cả đều là rau gia vị. Thời điểm hiện tại, mỗi bó rau gia vị nhập với giá 2-3 nghìn đồng, mỗi ngày, gia đình chị thu nhập khoảng 500 nghìn đồng. Định hướng đầu tư thâm canh loại cây trồng này, anh chị đã đầu tư thêm lưới phủ, lắp đặt hệ thống tưới tự động nhằm “chế ngự” thời tiết.

“Những ngày mưa rét thì có thể ươm cây trồng vồng, che phủ ni-lông, những ngày nắng ráo thì kéo lưới ra để cây lấy sáng. Linh hoạt trong sản xuất để có sản phẩm bền vững và ổn định hơn” - chị Hoài cho biết thêm.

Ở Thạch Lâm có khoảng 50 hộ trồng rau và có một HTX chuyên sản xuất rau, cây gia vị với 30 hộ, gieo trồng tập trung với 2 ha. Sau mưa lũ, hiện tại, HTX đã gieo trỉa được khoảng 50% diện tích, số còn lại được rải từ nay đến hết tháng 12 để phục vụ tết.

Phương Mỹ (Hương Khê) cũng đã “rũ bùn” đứng dậy sau những cơn lũ chồng lũ. Chị Nguyễn Thị Lan (thôn Tân Thượng) cho biết: “Cả người, gia súc đang trông chờ vào 3 sào ngô. May làm đất kịp thời, sau gieo trỉa, thời tiết lại nắng ráo nên cây đã bén mầm”. Theo thông tin nhận được, hiện tại, “rốn” lũ này đã trồng mới được 70 ha ngô, gồm ngô lấy hạt và ngô sinh khối với các giống ngắn ngày như: MX4, MX6. Ngoài mục đích an sinh, cứu đói cho người và vật nuôi thì chiến lược về sản xuất hàng hóa đối với cây trồng thế mạnh này cũng được thể hiện rõ khi quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh lên đến 50 ha.

Phải nói rằng, sự chỉ đạo quyết liệt của ngành, địa phương, cùng với sự vào cuộc linh hoạt của các doanh nghiệp đã giúp các vùng chạy đuổi được thời vụ. Cơn lũ đầu tiên kết thúc cũng là thời điểm kết thúc thời vụ cận kề. Tất cả các doanh nghiệp đều đứng ra làm vai trò khâu nối, vừa liên hệ nguồn, vừa chuyển giống về cho bà con gieo trỉa.

Bà Võ Thị Hồng Minh – Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho biết: “Những ngày sát thời vụ, chúng tôi cũng như nông dân như ngồi trên đống lửa. Có giống về là cấp xuống tận thôn, xóm. Công ty đã cung ứng đủ gần 16 tấn (tương đương 768 ha) ngô nếp các loại, chủ yếu là nhóm ngắn ngày cho trà ngô đông muộn như: nhóm MX, HN 68. Tất cả đã được gieo trỉa xong”.

Cuộc chạy đua với thời vụ của ngô sinh khối cũng không kém sôi động. Ngay sau lũ, Công ty TNHH Đầu tư thương mại & Phát triển nông nghiệp Việt Nam (Vitad) đã cấp ngay 1 tấn giống cho bà con xã Gia Phố. Tiếp theo đó, các xã đăng ký tới đâu, giống được chuyển về kịp thời, đến nay, đã gieo trỉa trên 1.000 ha ngô sinh khối, khả năng diện tích đạt trên 2.000 ha, vượt ước tính ban đầu. Ông Trần Hữu Tuyên - Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: “Ngoài phục vụ dự án chăn nuôi bò Bình Hà, công ty còn cung ứng nguyên liệu làm thức ăn gia súc ra thị trường ngoài tỉnh. Vì vậy, công ty sẽ bao tiêu toàn bộ diện tích đã liên kết theo đúng cam kết”.

Vụ đông đã trải qua những ngày tháng khó khăn nhất. Mặc dù so với kế hoạch, số thực hiện được chỉ mới đạt 1/3 nhưng bà con nông dân và các địa phương vẫn đang tập trung cao độ để từ nay đến hết tháng 12 “lấp đầy” vụ đông.

Theo Trọng Tuệ/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm426
  • Hôm nay51,615
  • Tháng hiện tại826,893
  • Tổng lượt truy cập92,000,622
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây