Học tập đạo đức HCM

Miền Trung: Nơi khó vì hạn, nơi khổ vì mưa

Thứ sáu - 26/04/2013 03:42
Nông dân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị đang phải chịu đựng hai trạng thái thời tiết trái ngược nhau: Bên hạn hán khô cháy khiến có nơi người dân phải bỏ làng đi, bên ngập úng vì mưa liên tục...

 

Lúa, dưa chết khô...

Trong những ngày qua, khô hạn làm cho nhiều diện tích lúa gieo sạ sớm và hoa màu của nông dân huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) khô héo. Nhiều xứ đồng không thể gieo sạ lúa hè thu chính vụ vì thiếu nước. Với hơn 2ha lúa hè thu sớm 45 ngày tuổi, ông Trần Thanh Mai (thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường) đã đầu tư trên 20 triệu đồng, chưa kể hàng chục ngày công chăm sóc.

“Mấy năm trước, đồng tôi giờ này thừa nước để tưới nên cây lúa phát triển khá tốt, sản lượng đạt hơn 8 tấn. Nhưng năm nay lại quá khô hạn, chỉ nắng vài ngày nữa là cả 2ha lúa chết khô” – ông Mai than thở.

Ngoài dưa hấu, nhiều loại hoa màu khác ở Hải Quế cũng bị ngập úng và hư hại.

Hơn 1 tháng trước, vợ chồng ông Nguyễn Phước xuống giống trên 5 sào dưa hấu ở xứ đồng Cây Me (xã Phổ Cường) với hy vọng thu được khoản tiền kha khá để lo cho con trai vào TP.Hồ Chí Minh thi đại học. Nhưng hiện các cống, ao và kênh rạch đã cạn trơ đáy, không còn nước bơm tưới nên ruộng dưa của ông rũ lá thảm hại. “Vợ chồng tôi đã bỏ ra hơn 10 triệu đồng. Nếu dưa được giá, chỉ tháng nữa xuất bán cũng lãi hơn 20 triệu đồng. Giờ thì xem như mất trắng” – bà Trần Thị Lễ - vợ ông Phước, than thở.

Đi dọc Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn xã Phổ Cường, trong những ngày này chỉ thấy những cánh đồng khô hạn, trơ gốc rạ phơi mình dưới nắng. Những con trâu, bò chúi mõm xuống nền ruộng khô khốc kiếm tìm những bụi cỏ khô héo. Nông dân Nguyễn Văn Nhàn cho biết: Gia đình có 5 sào ruộng lúa hè thu chính vụ ở xứ đồng Nhà Vàng. Đã đến kỳ gieo sạ mà đành bỏ hoang vì hồ chứa nước Liệt Sơn khô cạn, không đảm bảo nguồn nước tưới. Vậy coi như bỏ một vụ mùa. Tôi vừa cho mấy đứa con vào TP.Hồ Chí Minh bán hủ tiếu gõ để kiếm tiền bù đắp lại...

Hơn 2ha lúa của ông Trần Thanh Mai đang thiếu nước tưới trầm trọng.

Theo ông Trần Em – Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, vụ hè thu này, hơn 800ha lúa chính vụ của huyện không thể gieo sạ vì nguồn nước tưới không đảm bảo. Huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con chuyển sang canh tác các loại hoa màu để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra. Tuy nhiên, hiện nhiều diện tích chuyển đổi cây trồng của nông dân đứng trước nguy cơ chết khô vì thiếu nước. Bà con chỉ còn biết ngóng trời trông mưa! Nhiều người đã khăn gói rời quê để tìm kế mưu sinh, bỏ lại sau lưng những cánh đồng khô hạn.

Mất trắng nhiều tỷ đồng vì mưa

Trái ngược với tình hình khô hạn ở Quảng Ngãi, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện liên tiếp những trận mưa dông trái mùa gây ngập úng hàng trăm ha hoa màu các loại. Trong đó, có trên 45ha dưa hấu của hàng chục hộ gia đình ở Hải Quế, huyện Hải Lăng, mất trắng hoàn toàn.

“Coi như bỏ một vụ mùa. Tôi vừa cho mấy đứa con vào TP. Hồ Chí Minh bán hủ tiếu gõ để kiếm tiền bù đắp lại...”.

Nông dân Nguyễn Văn Nhàn

Ông Nguyễn Xuân Quả (thôn Kim Long, Hải Quế) buồn bã: “Chưa đến 1 tuần nữa là người dân xã tui sẽ thu hoạch vụ dưa hấu đầu năm nhưng ai ngờ, chỉ vài trận mưa đã phá hỏng hoàn toàn thành quả suốt mấy tháng trời chăm bón. Giờ thì trắng tay rồi mấy chú ơi”. Ông Quả đã khai hoang và trồng trên 3,5 sào dưa hấu, ớt và dưa gang. Cũng diện tích này, mấy năm trước, gia đình ông lãi trên 15 triệu đồng, nhưng năm nay thì trắng tay...

Tại xã Hải Quế, diện tích trồng hoa màu trên cát khoảng 120ha thì nay đã mất trắng trên 75ha của nhiều hộ dân (trong đó HTX Kim Long là 50ha, HTX Đơn Quế 25ha). “Đời sống của người dân xã Hải Quế những năm qua ngoài trồng lúa thì chủ yếu dựa vào vùng cát. Nhưng thiệt hại đến quá bất ngờ nên làm cho hầu hết các hộ dân nơi đây đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn” - một lãnh đạo xã Hải Quế cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Phước - Chủ nhiệm HTX Kim Long bày tỏ lo âu: “Xã viên trồng dưa của chúng tôi đã mất nhiều tỷ đồng vì những cơn mưa dông vừa qua. Đời sống bà con đang và sẽ rất khó khăn...”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,037
  • Tổng lượt truy cập92,027,766
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây