Học tập đạo đức HCM

Một số loại bệnh hại trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ (Tiếp theo và hết)

Thứ ba - 13/11/2018 04:19
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ; được trồng trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Để cây cà chua cho năng suất và chất lượng quả tốt thì khâu phòng trừ bệnh hại là rất quan trọng.

Một số loại bệnh hại trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ (Tiếp theo và hết)

Cập nhật: 12/11/2018 15:05
 

Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ; được trồng trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Để cây cà chua cho năng suất và chất lượng quả tốt thì khâu phòng trừ bệnh hại là rất quan trọng.

Các tin liên quan:

 

5. Bệnh chết cây con

Nguyên nhânBệnh do nấm Rhizoctonia solani J.G. Kühn gây ra. Sợi nấm màu trắng, khi sợi nấm già có màu nâu nhạt và hình thành hạch nấm. Hạch nấm dẹt, màu nâu hoặc nâu tối, kích thước và hình dạng hạch không cố định.

Triệu chứng

Cây con có thể bị hại trước hoặc sau khi mọc khỏi mặt đất, trước khi nảy mầm, bệnh gây chết đỉnh sinh trưởng. Sau khi nảy mầm, nấm gây ra các vết bệnh màu nâu đậm, nâu đỏ hoặc hơi đen ở gốc cây sát mặt đất, phần thân non bị thắt lại, trở nên mềm và cây con bị đổ gục và chết. Cây lớn cũng bị hại nhưng chủ  yếu chỉ bị hại ở phần vỏ.

 

Triệu chứng bệnh chết cây con cà chua

 

Bệnh có thể xuất hiện gây hại ở cả cây trưởng thành gây hiện tượng thối rễ hoặc thối gốc thân khi điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho nấm phát triển. Ở gốc cây, triệu chứng ban đầu là vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thể lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét.

Đặc điểm phát sinh

Nấm tồn tại trong đất ở dạng sợi, dạng hạch nấm. Khi điều kiện thích hợp và thuận lợi, nấm xâm nhập và gây bệnh hại cây. Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm. Nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương, mặt khác nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thực vật non, mềm.

Trên đồng ruộng, bệnh có thể phát sinh và gây hại từ khi hạt nảy mầm đến khi cây trưởng thành. Ở vườn ươm bệnh có thể gây chết hàng loạt cây con.

Biện pháp phòng chống

Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bệnh. Chọn đất không có nguồn bệnh để làm vườn ươm cây con. Cày ải phơi đất, khử trùng đất bằng vôi bột (100kg/1.000 m2), bón  phân hữu cơ hoai mục trước khi trồng.

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển khỏe, tránh làm hư hại bộ phận rễ của cây khi vun xới, làm cỏ, lên luống cao, vun gốc cao, rãnh thoát nước tốt.

 Biện pháp sinh học:

Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai 7 – 10 ngày trước khi bón, lượng 3kg/tấn phân chuồng.

 Biện pháp hóa học:

- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

- Phun thuốc hoặc tưới gốc cây con để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện và xử lý hạt giống có tác dụng phòng trừ nấm ở hạt và bảo vệ cây con bằng thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Iprodione,  Hexaconazole, Difenoconazole, Azoxystrobin,  Validamycin, Metalaxyl M, Mancozeb, Pencycuron  hay  hỗn  hợp  các  hoạt  chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)…(Amistar 250SC, Validamicin 50 EC, Monceren 250 SC, Anvil 5 SC,  Ridomil MZ72 WP,  Monceren 25WP, …).

6. Bệnh thối hạch

Nguyên nhân

Do nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây ra. Sợi nấm đa bào, lúc non không màu, khi thành thục màu hơi vàng. Hạch nấm hình cầu hay gần cầu, mặt hạch trơn nhẵn, lúc non màu trắng, khi thành thục màu nâu, cứng, đường kính xấp xỉ 1mm.

Triệu chứng

Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường có một lớp tơ trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối, lá vàng, chết cây.

Trên quả, bệnh thường tấn công ở giai đoạn quả già đến chín, tấn công từ quả sát mặt đất, sau đó lây lan lên các quả ở trên cao hơn, quả bệnh bị thối mềm, có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen.

 

Triệu chứng bệnh thối hạch cà chua

 

Đặc điểm phát sinh

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 – 30oC và ẩm độ cao. Nấm sinh sản bằng sợi nấm và hạch nấm. Nấm tồn tại chủ yếu dạng hạch nấm trong đất, có thể sống tới 5 năm trong đất khô, 2 năm trong đất ẩm. Nếu bị vùi sâu trong đất 15 - 20cm và có nước, hạch nấm sống không quá 1 năm. Hạch nấm lan truyền theo nước, dụng cụ làm đất, giống cây bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng chống

GiốngTrồng giống cây sạch bệnh

Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy tàn dư cây trồng. Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt. Xử lý đất bằng vôi, bón phân hữu cơ trước khi trồng, phủ đất bằng màng phủ nông nghiệp.

- Hạn chế tưới nhiều nước vào chiều tối. Luân canh với lúa nước.

Biện pháp sinh họcDùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai 7 – 10 ngày trước khi bón, lượng 3kg/tấn phân chuồng.

 Biện pháp hóa học:

- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

- Sử dụng một số loại thuốc có hoạt Hexaconazole; Azoxystrobin; Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… khi bệnh chớm xuất hiện như: Anvil 5SCSaizole 5SC, Amistar 250 SC, Amity Top 500SC, Mexyl MZ 72WP.

7. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Nguyên nhânVi khuẩn  Ralstonia solanacearum Smith gây ra.

Triệu chứng

Biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục và chết.

Cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh.  Cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân xù xì đó là triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

 

Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn cà chua

 

Đặc điểm phát sinh

Xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh.

Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành.

Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân. Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh. Chúng phát triển nhanh khi ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C.

Biện pháp phòng chống

GiốngSử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh. Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút.

 Biện pháp canh tác:

- Luân canh cây trồng: Đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.

- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.

- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón, nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.

 Biện pháp hóa học:

- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

- Khi phát hiện thấy bệnh trên đồng ruộng có thể sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất Copper hydroxide, Copper Oxychloride, Streptomycin, Oxytetracycline hydrochloride, Ningnanmycin để phòng trừ bệnh như: New Kasuran 16.6WP, K.Susai 50WP, Sat 4SL, Ychatot 900SP, Miksabe 100WP, PN - balacide 32WP, Avalon 8WP. Nồng độ và liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

8. Bệnh xoăn vàng là cà chua

Nguyên nhân: Bệnh do vi- rút xoăn vàng lá (Tomato yellow leaf curl virus TYLCV) gây ra.

Triệu chứng: Vi -rút thường gây ra hiện tượng xoăn lá, nhất là lá ngọn xoăn rất mạnh. Lá có dạng co quắp, cây thấp lùn – mặt lá thường bị khảm đốm vàng.

 

Triệu chứng bệnh xoăn vàng lá cà chua

 

Đặc điểm phát sinh

Bọ phấn Bemissia tabaci là môi giới truyền bệnh theo kiểu truyền bền vững. Bệnh không truyền bằng tiếp xúc cơ học. Ở Việt Nam bệnh xuất hiện trong vụ cà chua sớm và vụ xuân hè, chỉ cần có từ 3 – 4 con bọ phấn/cây đã có thể truyền bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe.

Biện pháp phòng chống

GiốngDùng giống kháng bệnh.

Biện pháp canh tác:

-  Thường xuyên kiểm tra vườn, nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu huỷ.

- Luân canh với cây trồng không phải là ký chủ của rệp, phát hiện bệnh sớm và tiêu hủy cây bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại.

Biện pháp hóa học:

- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

- Phòng trừ bọ phấn Bemissia tabaci để tiêu diệt môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc Applaud 10WP, Baythroid 5SL, Trebon 10EC, Pegasus 500SC, Fastac.

9. Tuyến trùng

Nguyên nhân

Tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra hiện tượng u sưng rễ.

Triệu chứng

Cây bị lùn cằn cỗi và chuyển màu vàng, cây bệnh nặng có thể chết.

Rễ xuất hiện những nốt sưng phồng. Nốt sưng bắt đầu to lên khi bệnh phát triển nặng. Lúc đầu bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng có thể bị nát ra, khi đó rễ bị thối đen.

Tuyến trùng sinh sống và phá hại trên nhiều cây ký chủ khác nhau.Tuyến trùng có thể tồn tại dưới hình thức trứng tiềm sinh trong đất qua nhiều tháng. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và đất trồng loại cát pha tơi xốp và nhẹ thích hợp cho tuyến trùng phát triển.

 

Tuyến trùng gây nốt sưng trên rễ cà chua

 

Đặc điểm phát sinh

Tuyến trùng phát triển thích hợp trong đất có nhiệt độ 25-300C, ẩm độ khoảng 40%, sống trong đất cát tốt hơn trong đất thịt. Ở nhiệt độ 48 - 600C tuyến trùng non sẽ chết. Trong đất, tuyến trùng tồn tại từ 1-2 năm. Trong 1 năm tuyến trùng có thể hoàn thành 10-12 lứa gây hại cây.

Biện pháp phòng chống

Biện pháp canh tác:

- Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh.

- Luân canh với cây họ hòa thảo trong 2-3 năm. Những ruộng bị hại nặng cần xử lý đất bằng cày đất phơi ải, bón vôi hoặc xử lý thuốc trị tuyến trùng, chế phẩm sinh học.

- Nên trồng xen với cây hoa vạn thọ (Tagetes sp.), cỏ họ đậu (Sục sạc Crotaria juncea) có tác dụng xua đuổi tuyến trùng.

- Bón nhiều phân hữu cơ.

Biện pháp hóa học:

- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

- Nếu đã xác định có mặt tuyến trùng trong đất, có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học sau: Tervigo 020 SC, Nokaph 10 GR, Saburan 10 GR, Carbosan 25 EC, Diazinol, Ethoprophos, Vifu- Super, Octiva, Travigo, Etocap, Cabofulran...

Theo khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,260
  • Tổng lượt truy cập92,649,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây