Học tập đạo đức HCM

Mưa lớn, tần suất dày đe dọa năng suất lúa xuân

Thứ tư - 08/05/2013 19:59
Những cơn giông ồ ạt kéo đến ngay giữa trời chang chang nắng như muốn trêu ngươi lòng người. Lúa xuân đang bước vào giai đoạn chắc xanh, chín sữa, cứ gượng dậy rồi lại đổ rạp xuống sau những trận mưa lớn khiến bà con nông dân xót lòng...

 

Kiểu thời tiết này đã kéo dài cả chục ngày nay, trời đang chang chang nắng lại xuất hiện mưa giông đột ngột. Mưa lớn kèm theo gió giật mạnh, thậm chí là lốc đã làm hàng trăm ha lúa xuân trên toàn tỉnh bị đổ ngã, gây thiệt hại đến năng suất. Tâm điểm là vùng núi Hương Sơn, Vũ Quang. Nếu không bị cuốn theo gió lốc thì lúa cũng ngâm nhão trong nước mưa vì đồng ruộng nằm lọt giữa thung lũng núi.

Mưa lớn, tần suất dày đe dọa năng suất lúa xuân
Hàng trăm ha lúa xuân trên toàn tỉnh ngã rạp sau đợt mưa dài ngày

Ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn cho biết: “Thiệt hại nặng nề nhất là đợt lốc xảy ra vào ngày 25/4 vừa qua, khoảng 40 ha lúa thuộc xã Sơn Giang bị đổ ngã, trong đó gần 10 ha có nguy cơ thiệt hại trên 70% năng suất. Sau mưa, dù một số diện tích lúa đã đứng dậy được nhưng hiện tượng giông cứ lặp đi lặp lại và kéo dài thế này thì chắc chắn số thiệt hại sẽ còn tăng lên”. Trước mắt, huyện chỉ đạo bà con nông dân khi trời nắng hửng thì chủ động xuống đồng bó dựng lúa dậy. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, trong trường hợp thời tiết tiếp tục diễn biến xấu thì sự cầm cự này cũng chẳng được bao lâu.

Mất mát mùa màng là tình trạng xảy ra thường xuyên tại vùng núi Vũ Quang. Dù mưa không quá lớn nhưng đồng ruộng nằm lọt thỏm giữa thung lũng, nhiều ngày nay nó đã trở thành những chiếc hồ tích nước lớn. Nước đã ngập đến cổ bông và tiếp tục bị dồi dập bởi những trận mưa vào cuối chiều đang khiến ruột gan người nông dân như ngồi trên đống lửa. Theo thống kê của ngành chuyên môn, đến thời điểm này có đến vài trăm ha lúa bị thâm dập do bị ngâm nhiều ngày trong nước.

Thực trạng này đang xảy ra khá phổ biến ở vùng đồng bằng từ Nghi Xuân đến Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Nguyên nhân vẫn là do thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng gắt sang mưa giông cường độ lớn đã dẫn đến hiện tượng tố, lốc. Nơi càng trổng thì càng bị gió quật mạnh, trong khi đó cây lúa lại chưa bước qua được giai đoạn mẫn cảm. Bà Nguyễn Thị Năm (xóm Tiến Bộ, xã Thạch Tân, Thạch Hà) sụt sùi: “Một mùa làm chỉ trông ngày thu hoạch, cả mấy tháng lúa xanh tốt, trổ bông trĩu hạt thế mà chỉ mấy ngày không nhận ra đồng lúa nhà mình nữa. Lúa đổ rạp không trừ một giống nào, nhìn nóng ruột quá chị ạ. Cứ mưa thế này chắc lúa chẳng còn gì mà thu hoạch”. Anh Nguyễn Văn Đức, cùng thôn cũng ngán ngẩm: “Kiểu này thì trời cho thấy không cho ăn rồi. Lúa nhà tôi vừa trổ xong thì gặp mưa, hết lượt này đến lượt khác vùi bầm dập, chắc chắn sẽ bị lép nhiều. Không hiểu sao năm nay mưa gió lại đến sớm thế”.

Mưa lớn, tần suất dày đe dọa năng suất lúa xuân
Sau mỗi đợt mưa bà con nông dân xã Thạch Đài (Thạch Hà) lại lội đồng buộc dựng lúa dậy mong vớt vát chút năng suất còn lại.

Rõ ràng, biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của con người. Việc chuyển quá nhanh từ nắng nóng sang mưa lớn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Cũng theo kinh nghiệm của bà con nông dân, hiện tượng giông trong nhiều ngày qua khá khác lạ

so với nhiều năm trước. Nhiều khả năng năm nay mưa sẽ xuất hiện sớm hơn và tần suất dày hơn, đồng nghĩa với điều kiện thuận lợi về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp hạn chế. Sản xuất an toàn, ăn chắc luôn là tiêu chí tối ưu với sản xuất nông nghiệp, trong đó sử dụng giống lúa ngắn ngày là “con át chủ bài” giành thế chủ động. Vụ hè thu đang gối đầu, đây có lẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho nhà nông trong việc lựa chọn giống phù hợp với điều kiện thời tiết hiện nay.

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại877,393
  • Tổng lượt truy cập92,051,122
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây