Học tập đạo đức HCM

Nhọc nhằn sau lũ

Thứ năm - 02/11/2017 22:21
Trong khi giá heo từ đầu năm liên tục trồi sụt làm người nuôi đau tim thì trận lũ lụt lớn mới xảy ra vừa qua tại một số địa phương cũng đã “cướp” đi nguồn sinh kế vốn đã nhọc nhằn của người chăn nuôi.

Ám ảnh kinh hoàng

Những ngày vừa qua, người dân cả nước đã tận mắt nhìn thấy đàn heo hàng nghìn con ở trại giam số 5 (thị trấn Thống Nhất, Thanh Hóa) bị chết trôi nổi trong trang trại và lọt cả ra ngoài sông. Nguyên nhân là trang trại này được xây dựng ở khu vực ngoài đê bao nên khi nước dâng lên 2 m đã không thể kịp sơ tán đàn heo.
Mặc dù cố gắng hết sức nhưng chính quyền và trại giam chỉ có thể dùng thuyền cứu được hơn 100 con heo. “Số còn lại mắc kẹt và đã chết hết”. Bi kịch là heo chết nổi trôi, nhưng phải để cho nước rút hết mới có thể thu gom tiêu hủy. Trang trại ở gần sông nên heo chết bị trôi đi nhiều nơi. 

nhoc nhan mua lu
Đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng sau lũ     Ảnh: Huy Hùng


Những ngày này, sau khi nước rút, việc thu gom và thiêu hủy đàn heo  gần 6.000 con đã được thực hiện và hoàn tất, nhưng vụ việc đã gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng chăn nuôi gia súc gia cầm ở trong các vùng lũ lụt. Quy hoạch và giải pháp nào cho ngành chăn nuôi tại các rốn lũ để đảm bảo quyền lợi cho người nuôi và phát triển ngành chăn nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp đang là bài toán được đặt ra 

Điêu đứng

Ngành chăn nuôi ngày càng thu hút nhiều hộ gia đình tham gia thì lũ lụt lại có nguy cơ ảnh hưởng đến người chăn nuôi thêm nghiêm trọng hơn trước đây. Nếu vài chục năm trước, chăn nuôi chủ yếu để tận dụng thức ăn thừa thì ngày nay chăn nuôi đã chuyển sang chăn nuôi hàng hóa với nhiều trang trại có quy mô vừa và nhỏ.
Năm 2016, cũng trong một trận bão lũ tháng 10, chính quyền tỉnh Quảng Bình cho biết, chỉ riêng huyện Lệ Thủy, khoảng 2.591 tấn lương thực và 65 tấn thức ăn gia súc, gia cầm bị ướt hoặc bị hư hỏng; trên 3.600 con gia súc, gần 554.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tại Hà Tĩnh, trong 3 ngày mưa to gây ngập lụt tại 93 xã trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố vào tháng 11 năm 2016 cũng khiến cho 99.032 con gia cầm bị chết và cuốn trôi; 869 con trâu bò, 399 con heo bị chết, cuốn trôi.
Diễn biến thời tiết phức tạp ảnh hưởng không chỉ đến người chăn nuôi Việt Nam. Thống kê lũ lụt ở Trung Quốc cho thấy từ đầu năm đến nay, lũ lụt đã tàn phá 11 tỉnh thành chuyên về chăn nuôi, nơi cung cấp 1/3 lượng heo cho thị trường Trung Quốc. Có những làng ở tỉnh Hồ Bắc, 10.000 con heo bị cuốn trôi trước sự bất lực của người dân. Năm ngoái giá thịt heo Trung Quốc tăng hơn 50% và năm nay dự báo giá cũng tiếp tục tăng, mà một trong những nguyên nhân chính là các vùng chăn nuôi heo bị lũ lụt nghiêm trọng. 

  

Sinh kế chăn nuôi vùng lũ

Các vùng chăn nuôi nhiều tại Việt Nam đều là những vùng nằm gần biển, đồng bằng, nơi có nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào, nhưng đây cũng là những vùng rất dễ bị tổn thương vì thiên tai. Nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh miền Trung.
Nếu như việc khôi phục lại trồng trọt khá nhanh chóng, thậm chí lũ lụt cung cấp phù sa giúp trồng trọt tăng trưởng thì ngược lại, sau một trận lũ, ngành chăn nuôi lại điêu đứng và ở các vùng lũ thì ngành chăn nuôi gần như bị “xóa sổ” phải làm lại từ đầu.
Các chuyên gia đều cho rằng để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong các vùng lũ, cần phải gia cố chuồng trại, quy hoạch xây dựng chuồng trại ở những vùng không bị ngập lụt, kho bãi dự trữ thức ăn chăn nuôi cần được bảo vệ. Công tác di dân tránh lũ cần đi liền với việc đảm bảo đưa đàn gia súc gia cầm đến nơi an toàn.  
Người nông dân các tỉnh chịu bão lũ cũng cho rằng Chính phủ và các tỉnh cần có nguồn vốn ưu đãi giúp đỡ người chăn nuôi phục hồi sản xuất sau các trận lũ lụt. Đặc biệt là cung cấp, hỗ trợ cho người dân con giống tốt, bởi sau mỗi trận lụt thì phần đa đàn giống đã bị xóa sổ.
Để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường ổn định, quyền lợi người nuôi heo, gà, trâu bò… được bảo vệ, chắc chắn cần phải có những chiến lược cho ngành chăn nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn.    

Theo báo cáo của riêng UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 13/10/2017, đã có gần 180.000 con gia súc, gia cầm bị chết;  ngoài ra do hơn 5.000 ha cây vụ Đông có nguy cơ mất trắng nên sẽ thiếu hụt nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. Khi lũ lụt rút đi, người dân phải phải đối phó với dịch bệnh, chủ yếu do gia súc gia cầm chết gây ra.
 
Nguồn: nguoichannuoi.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập795
  • Hôm nay66,966
  • Tháng hiện tại803,076
  • Tổng lượt truy cập93,180,740
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây