Học tập đạo đức HCM

Những vấn đề 'nóng' trong phát triển cây cam ở Nghệ An

Thứ tư - 03/01/2018 02:59
Những năm gần đây, cây cam ở Nghệ An đang phát triển rất mạnh cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, trong đó đang ẩn chứa những vấn đề, thậm chí nếu không quan tâm quản lý và giải quyết thì đó sẽ là những nguy cơ thực sự.
Những vấn đề đó là:
1. Vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch: Theo quy hoạch phát triển cây có múi của Nghệ An đến năm 2020, diện tích  cam 5.150 ha, trong đó diện tích cam tập trung 3.870 ha, sản lượng 40 nghìn tấn. Tuy nhiên, cho đến nay diện tích cam toàn tỉnh đã có 5.096 ha, trong đó có hơn 2.500 ha cam kinh doanh. Trong lúc đó ở các huyện có khả năng trồng cam, cây cam đang được phát triển theo phong trào khá rầm rộ, kể cả nhiều nơi không nằm trong quy hoạch. Như vậy, đến năm 2020 chắc chắn diện tích cam sẽ vượt quy hoạch. Điều này sẽ đặt cây cam trước rất nhiều rủi ro.
Cam ở xã Minh Thành (Yên Thành). Ảnh: Đào Tuấn
2. Về giống cam: Ngoài 4 giống cam thuộc chỉ dẫn địa lý cam Vinh (Xã Đoài 1, Xã Đoài 2, Vân Du và Sông Con), thì trên thực tế còn có rất nhiều giống cam khác, theo nhiều con đường khác nhau cũng được du nhập về Nghệ An. Ngoài giống cam V2, thì phần lớn các giống cam khác đều có chất lượng không tốt. Đặc biệt, do nguồn gốc giống không được quản lý, nên chất lượng giống không đảm bảo, trong đó có nhiều giống bị nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh vàng lá thối rễ (greening).
3. Về quy trình sản xuất: Mặc dù có kinh nghiệm trồng cam, nhưng quy trình trồng cam hiện nay của đại đa số các đơn vị và hộ gia đình đều có xu hướng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Có chuyên gia về cây cam cho biết: Trung bình mỗi ha cam mỗi năm tốn chừng 100 triệu đồng chăm sóc, thì trên dưới 70% số tiền đó là chi cho thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi năm phải phun thuốc và các loại hóa chất cho cây cam khoảng 10 - 15 lần. Có thể nói quy trình canh tác cam như hiện nay thì chưa thể nói là an toàn, đặc biệt cam Nghệ An khó lòng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngay trên thị trường nội địa, khi yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao thì cam Nghệ An cũng sẽ rất khó khăn. 
Công nghệ bảo quản cam cũng chưa được quan tâm. Sản lượng cam lớn, nhưng chỉ kéo dài trong vài ba tháng, nên hiệu quả sản xuất và kinh doanh cam chưa cao.
4. Về sản phẩm: Cam Vinh chủ yếu bán ra thị trường dưới dạng cam quả tươi. Mới chỉ có một vài doanh nghiệp chế biến một số sản phẩm từ cam, như nước giải khát, mứt, ô mai, rượu… nhưng quy mô không đáng kể.
5. Về xây dựng thương hiệu: Mặc dù chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cam Vinh đã được xác lập từ 2007, nhưng từ đó đến nay việc thực thi quản lý CDĐL Cam Vinh chưa được thực hiện tốt. Hàng năm số lượng cam bán ra thị trường được dám nhãn mác Cam Vinh chưa đáng kể. Người sản xuất cam chưa mặn mà với việc sử dụng CDĐL Cam Vinh. Tình trạng giả Cam Vinh trên thị trường còn xảy ra, nhưng chưa được xử lý. Mùa cam năm nay mới thí điểm dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc cho Cam Vinh. Bước đầu cho thấy có hiệu quả tốt.
Các vùng sản xuất cam ngoài vùng chỉ dẫn địa lý Cam Vinh như Anh Sơn, Con Cuông, Yên Thành… hầu như chưa ai quan tâm đến việc xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu.
Những vấn đề mà chúng tôi vừa nêu trên đây đang đặt cây cam Nghệ An nói chung, cam Vinh nói riêng trước những thử thách rất lớn và có nhiều rủi ro. Trên thực tế, bên cạnh một số nơi trồng cam cho hiệu quả cao, thì ngược lại nhiều nơi giá cam rất thấp (dưới 20.000 đồng, thậm chí 10.000 đồng/kg). Trong tương lai gần, nếu không có giải pháp đồng bộ thì cam Nghệ An có nguy cơ khủng hoảng thừa. Đó là chưa kể, dịch bệnh trên cam hiện đang rất đáng lo ngại. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng có nguy cơ làm cho cam sẽ đến lúc “cho không cũng khó”. 
Người dân mua cam tại Hội chợ cam Vinh. Ảnh tư liệu
Trước thực trạng đó, chúng tôi đề xuất mấy ý kiến sau đây:
1. Tỉnh cần quản lý tốt quy hoạch. Hạn chế tình trạng phát triển cam theo phong trào. Những nơi không nằm trong vùng quy hoạch thì không khuyến khích và có giải pháp quản lý để người dân không tùy tiện trồng.
2. Ngành nông nghiệp cần quản lý chặt chẽ nguồn giống cam. Hạn chế số giống cam xung quanh 4 giống cam Vinh và một, hai giống khác (như V2). Cần khuyến khích hỗ trợ một số doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp sản xuất, cung ứng giống cam sạch bệnh cho người trồng cam. Vận động người trồng cam mua giống cam ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng. Cần tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật, các quy trình trồng cam sạch.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng các cơ sở bảo quản cam, áp dụng những công nghệ bảo quản cam hiện đại nhất, để đảm bảo chất lượng và có thể có cam bán quanh năm. Thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến và chế biến sâu các sản phẩm từ quả cam.
4. Về thương hiệu:
- Tỉnh cần sớm có chủ trương về xây dựng thương hiệu cam của Nghệ An, hoặc dùng chung CDĐL Cam Vinh cho tất cả cam Nghệ An, hoặc để các địa phương ngoài vùng CDĐL Cam Vinh xây dựng nhãn hiệu riêng. Theo chúng tôi, trong tình hình hiện nay việc quản lý CDĐL Cam Vinh vẫn đang rất khó khăn và lúng túng, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, chất lượng cam ngay trong vùng CDĐL cũng như ở các huyện khác đang rất không đồng đều. Nếu nóng vội mở rộng vùng chỉ dẫn địa lý Cam Vinh lúc này sẽ không những không nâng cao danh tiếng, mà thậm chí sẽ làm mất uy tín Cam Vinh.
Vì vậy, hiện nay nên để các huyện khác như Yên Thành, Anh Sơn, Con Cuông xây dựng nhãn hiệu riêng cho mình. Các huyện này nên xây dựng nhãn hiệu tập thể, hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Thông qua việc quản lý nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể để tập dượt, nâng cao năng lực quản lý chất lượng và nhãn hiệu cam cho huyện mình. Đến một thời điểm chín muồi mới bổ sung cam của những huyện này vào vùng chỉ dẫn địa lý Cam Vinh. 
- Dù nhãn hiệu gì, phạm vi nào thì để phát triển thương hiệu cam Nghệ An một cách bền vững cần thực thi đồng bộ 4 giải pháp sau đây:
+ Tiếp tục thực thi nghiêm túc các biện pháp quản lý CDĐL Cam Vinh. Đồng thời khuyến khích việc xác lập nhãn hiệu, như nhãn hiệu thông thường của các trang trại; nhãn hiệu tập thể cho các hợp tác xã; nhãn hiệu chứng nhận do UBND các huyện quản lý. Việc xác lập, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không khó, vấn đề là quản lý nhãn hiệu như thế nào. Chúng tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay thì nhãn hiệu chứng nhận tỏ ra dễ thực thi quyền quản lý hơn nhãn hiệu tập thể, hoặc chỉ dẫn địa lý, vì chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận thường là chính quyền hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng quản lý chất lượng.
+ Xây dựng và công bố chất lượng cam. Cam bán ra thị trường cần có công bố chất lượng, đặc biệt là về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu cứ tuyên truyền, vận động trồng cam sạch mà không quản lý về chất lượng thì không thể hiệu quả.
+ Dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc. Đây là một giải pháp tuy không tốn kém (Để dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc chỉ cần chi phí cho mỗi quả cam khoảng 200 đồng) nhưng đang tỏ ra là rất đắc dụng hiện nay. 
+ Tăng cường truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng xã hội và tổ chức sự kiện (Hội chợ Cam Vinh là một ví dụ).
Nếu thực hiện được 4 giải pháp trên đây thì Cam Vinh nói riêng và sản phẩm cam của Nghệ An nói chung mới có thể có khả năng cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững. 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay19,879
  • Tháng hiện tại359,067
  • Tổng lượt truy cập92,736,731
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây